Trao Giấy Chứng Nhận VietGAP Cho HTX Rau An Toàn Rỗng Tượng

Trạm Bảo vệ thực vật huyện Gò Dầu cùng với lãnh đạo xã Thanh Phước vừa tổ chức lễ trao giấy chứng nhận VietGAP cho Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Rỗng Tượng.
HTX rau an toàn Rỗng Tượng có 8 xã viên, với diện tích đất trồng rau là 3,4 ha. Các xã viên ở đây đã thực hiện mô hình VietGAP trên rau qua vụ Hè Thu năm 2013, vụ mùa năm 2013 và vụ Đông Xuân 2013-2014, với các loại cây trồng: khổ qua, dưa leo, ớt...
Căn cứ yêu cầu của Tiêu chuẩn TCVN7457- 2004ISO/IEC GIUDE 65:1998 và kết quả đánh giá của chuyên gia Công ty TNHH Công nghệ NHONHO chứng nhận sản phẩm rau của HTX rau an toàn Rỗng Tượng phù hợp Quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau quả tươi an toàn.
Trong thời gian 2 năm kể từ ngày ký, HTX rau an toàn Rỗng Tượng được phép sử dụng giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn do Công ty TNHH Công nghệ NHONHO cấp.
Việc HTX rau an toàn Rỗng Tượng được cấp giấy chứng nhận VietGAP bước đầu tạo điều kiện cho các xã viên nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm rau tươi của HTX.
Có thể bạn quan tâm

Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn đánh giá của Hiệp hội thịt và vật nuôi Australia (MLA) cho biết kể từ năm tài chính 2011-2012, xuất khẩu gia súc sống từ Australia sang Việt Nam đã tăng gần 90 lần.

Hiện nay, trên các trà lúa mùa của huyện đang xuất hiện bệnh bạc lá, đạo ôn, khô vằn và ốc bươu vàng gây hại với tổng diện tích gần 340 ha, trong đó, hơn 60 ha bị ốc bươu vàng gây hại với mật độ hơn 20 con/m2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đang chỉ đạo nông dân thường xuyên bám sát đồng ruộng để phát hiện các loại sâu bệnh, phòng trừ kịp thời.

Ngày 16-8, Hiệp hội An toàn thực phẩm và an ninh lương thực Châu Á (AFSSA), cùng với Hiệp hội An toàn thực phẩm Nhật Bản đã phối hợp với Sở Khoa học công nghệ và Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức Hội nghị quốc tế về an toàn thực phẩm và an ninh lương thực lần 2 tại Đồng Nai.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp với UBND huyện Tân Hồng tổ chức triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, cán bộ nông nghiệp các xã, thị trấn; thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác đang hoạt động trên địa bàn huyện.

Tận dụng phụ phẩm từ vùng chuyên canh lúa, hoa màu (rơm, rạ, thân cây bắp...), để phát triển nghề nuôi bò vỗ béo là mô hình mang lại hiệu quả khá cao. Theo Trạm Thú y huyện Lấp Vò, trong vài năm trở lại đây, số đàn bò ở huyện không ngừng tăng lên. Hiện toàn huyện có gần 3.000 con bò.