Trao Giấy Chứng Nhận Nhãn Hiệu Cá Rô Hậu Giang

Mới đây, tại UBND huyện Long Mỹ (Hậu Giang), Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã trao giấy chứng nhận nhãn hiệu cá rô Hậu Giang cho Hợp tác xã thương mại, dịch vụ nông nghiệp - cá rô đồng Long Mỹ, ở ấp 2, xã Vĩnh Viễn.
Việc được cấp giấy chứng nhận lần này đã đánh dấu sự phát triển của cá rô đồng trở thành nhãn hiệu độc quyền của Hậu Giang. Tại buổi trao giấy chứng nhận, các sở, ngành cũng yêu cầu hợp tác xã nên giữ gìn, phát huy, bảo quản thương hiệu, đặc biệt lưu ý đến vấn đề bảo tồn nguồn gen cá rô đồng Hậu Giang.
Hợp tác xã cần có định hướng thêm về mô hình nuôi cho phù hợp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, dịch bệnh, phương pháp nuôi phải đúng kỹ thuật… theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, quảng bá cá rô Hậu Giang đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết…
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, cá tai tượng là một trong những loài thủy sản mang lại hiệu quả cao cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, người nuôi cá tai tượng chưa chú ý nhiều đến chất lượng sản phẩm và môi trường nuôi, nên sản phẩm tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Đồng Nai hiện có hàng chục trang trại và hộ nông dân đã ứng dụng thành công chăn nuôi bằng đệm lót sinh học. Đây là cách chăn nuôi tiên tiến mà đề án phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012-2015 khuyến khích nhân rộng.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Cơ quan thẩm quyền EU cảnh báo nếu tình trạng dư lượng OTC trong tôm Việt Nam không được cải thiện, EU sẽ xem xét các biện pháp kiểm soát ngặt nghèo hơn với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, thậm chí có thể tạm đình chỉ nhập khẩu.

Nhiều nông dân đã mạnh dạn tìm kiếm cây trồng - vật nuôi mới đưa về thuần hóa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Từ đó, xây dựng thành những mô hình sản xuất cho lợi nhuận cao. Tiêu biểu như mô hình nuôi bò sữa của ông Nguyễn Văn Muôn (ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).

Số lô hàng tôm xuất khẩu có dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng cho phép sang các thị trường lớn như Nhật Bản, EU đang tăng cao trong hai tháng trở lại đây cho thấy trước mối nguy khách hàng sẽ chuyển sang nhập tôm từ Indonesia, Ấn Độ.