Trao Giấy Chứng Nhận Cho Hồ Tiêu Lộc Ninh

Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể này sẽ được Hội Nông dân huyện Lộc Ninh quản lý, khai thác.
Mới đây, tại huyện Lộc Ninh (Bình Phước), Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và du lịch tỉnh Bình Phước đã phối hợp với Hội Nông dân huyện Lộc Ninh tổ chức lễ trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Hồ tiêu Lộc Ninh" cho 14 nông dân trồng tiêu tiêu biểu.
Hiện nay huyện Lộc Ninh có khoảng 3.559 ha đất trồng tiêu, năng suất đạt 3 đến 4 tấn/ha, chiếm gần 40% diện tích và chiếm 50% sản lượng tiêu trên toàn tỉnh. Đây là địa phương được Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam xếp vào danh sách 6 tỉnh trọng điểm cây hồ tiêu của cả nước.
Hồ tiêu Lộc Ninh là sản phẩm nông sản đầu tiên của tỉnh Bình Phước xây dựng được thương hiệu tập thể. Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể này sẽ được Hội Nông dân huyện Lộc Ninh quản lý, khai thác. Theo quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể "Hồ tiêu Lộc Ninh", để được sử dụng nhãn hiệu tập thể, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm hạt tiêu phải có nguồn gốc tại huyện Lộc Ninh.
Sản phẩm phải đáp ứng các chỉ tiêu về chất lượng nằm trong khung chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, tổ chức cá nhân sử dụng nhãn hiệu tập thể, logo sản phẩm hoàn toàn bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng, được tham gia các chương trình quảng bá, phát triển thương hiệu, yên tâm về đầu ra của sản phẩm, được hỗ trợ tem nhãn, bao bì sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Ở Phú Yên, phân bò đang trở nên đắt hàng, được xuất bán ra nhiều tỉnh. Có những thời điểm mưa kéo dài, giá phân bò xuống thấp nhưng nhiều người vẫn đổ xô đem bán, trong khi đó các cánh đồng đang kiệt sức vì thiếu phân bò làm ”vốn” dinh dưỡng.

Thống kê sơ bộ của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mỗi địa phương vùng ĐBSCL canh tác khoảng 20-30 giống lúa khác nhau cho mỗi vụ lúa. Nhiều ý kiến cho rằng: Trong cùng một cánh đồng, sản xuất nhiều giống khác nhau khiến chất lượng lúa gạo không đồng đều và giá trị thương mại của sản xuất lúa gạo không cao.

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân, Hội Nông dân xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết - Bình Thuận) triển khai thí điểm mô hình trồng nấm rơm bước đầu đem lại hiệu quả.

Khi nói đến cây Thanh long ruột đỏ, ít ai có thể tin rằng nó lại có thể bén rễ trên những mảnh đất vườn tạp, đất đồi của xã Tân Quang (Bắc Quang - Hà Giang). Từ những mô hình đầu tiên của Trạm Khuyến nông huyện trồng khảo nghiệm cách đây vài năm, đến nay đã có nhiều hộ mạnh dạn trồng loại cây này theo quy mô lớn.

Vì vậy, những thành công từ Dự án "Sản xuất hạt giống lúa lai F1" giai đoạn 2011-2013 do Trung tâm Khuyến nông quốc gia thực hiện đã góp phần mở rộng diện tích lúa lai thương phẩm, tiến tới chủ động sản xuất hạt giống trong nước.