Trao cơ hội thoát nghèo cho người dân Mường Lát

Vợ chồng anh Vàng A Lồng coi con bò giống được tặng là động lực giúp họ thoát nghèo.
Chị Lương Thị Hòn (29 tuổi, bản Táo) cũng là người được nhận bò.
Chồng mất đã lâu, chị làm nông nhưng không có trâu bò để cày.
Nghèo, lại hay ốm đau, chị Hòn chỉ nghĩ đến việc có đủ ăn, không phải xin cứu đói là may.
Được nhận bò, chị chia sẻ: “Tôi và con gái có bò để chăn và kéo cày rồi, sẽ đỡ khổ”.
Vào cuối tháng 8.2015, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã trao tặng thêm 150 con bò giống cho 150 hộ nghèo ở 6 xã của huyện Mường Lát.
Đây là một trong các hoạt động mà tập đoàn thực hiện theo chương trình 30A (xoá đói giảm nghèo bền vững) của Chính phủ.
Bên cạnh việc tặng bò, tập đoàn còn hỗ trợ xoá nhà tạm bợ, xây trạm y tế, hỗ trợ cây giống, tư vấn trồng trọt...
Ông Nguyễn Văn Ánh - Phó Giám đốc Viettel Thanh Hoá chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn bà con có được cái cần câu để tự vươn lên thoát nghèo chứ không phải đem tới con cá rồi lại quay về như cũ”.
Cùng quan điểm, ông Cao Văn Cường – Chủ tịch huyện Mường Lát tâm sự: “Bên cạnh sự giúp đỡ của các doanh nghiệp như Viettel, việc người dân mong muốn thoát nghèo là điều quan trọng nhất.
‘Cần câu’ như con bò, hạt giống, hỗ trợ kỹ thuật canh tác...
của các doanh nghiệp chỉ có giá trị lâu dài và bền vững khi người dân muốn ‘“câu” chứ không ỷ vào hỗ trợ”.
Có thể bạn quan tâm

Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, khu vực Trung Bộ đang xảy ra một đợt hạn đối với lúa và hoa màu với tổng diện tích 29.681ha.

Trong khuôn khổ hội thảo “Tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững phục vụ xây dựng nông thôn mới,” sáng 27/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát và ông Robert Zeigler Tổng Giám đốc Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã ký Biên bản thỏa thuận thành lập Văn phòng quốc gia của IRRI tại Việt Nam.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, dự kiến năm 2014 tổng sản lượng vải thiều của cả nước đạt khoảng 190.000 tấn, tăng 13,6% so với niên vụ 2013, với tỉ lệ tiêu thụ trong nước bình quân chiếm 60% và xuất khẩu chiếm khoảng 40% tổng sản lượng.

Mặc dù đã vào mùa thu hoạch nhưng gần một tháng qua, nhiều người trồng sắn ở Phú Yên vẫn chưa muốn nhổ sắn bán với lý do tiền thuê nhân công cao, trong khi giá thu mua quá thấp, chỉ 1.100- 1.200 đồng/kg sắn tươi. Với giá này, các hộ dân bán 5kg sắn vẫn chưa mua được ly càphê đá bình dân.

Trong 11 tháng, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản khoảng 957 triệu USD, tăng 59,7% so với cùng kỳ năm 2013. Hai thị trường Việt Nam nhập khẩu chính là Ấn Độ (34,2%) và Đài Loan (chiếm 7,1%). Trung Quốc là thị trường Việt Nam nhập khẩu thủy sản lớn thứ 6, chiếm 3,6% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ thị trường này tính đến hết tháng 10 đã tăng đáng kể (tăng 68,9%) so với cùng kỳ năm 2013.