Trao cơ hội thoát nghèo cho người dân Mường Lát

Vợ chồng anh Vàng A Lồng coi con bò giống được tặng là động lực giúp họ thoát nghèo.
Chị Lương Thị Hòn (29 tuổi, bản Táo) cũng là người được nhận bò.
Chồng mất đã lâu, chị làm nông nhưng không có trâu bò để cày.
Nghèo, lại hay ốm đau, chị Hòn chỉ nghĩ đến việc có đủ ăn, không phải xin cứu đói là may.
Được nhận bò, chị chia sẻ: “Tôi và con gái có bò để chăn và kéo cày rồi, sẽ đỡ khổ”.
Vào cuối tháng 8.2015, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã trao tặng thêm 150 con bò giống cho 150 hộ nghèo ở 6 xã của huyện Mường Lát.
Đây là một trong các hoạt động mà tập đoàn thực hiện theo chương trình 30A (xoá đói giảm nghèo bền vững) của Chính phủ.
Bên cạnh việc tặng bò, tập đoàn còn hỗ trợ xoá nhà tạm bợ, xây trạm y tế, hỗ trợ cây giống, tư vấn trồng trọt...
Ông Nguyễn Văn Ánh - Phó Giám đốc Viettel Thanh Hoá chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn bà con có được cái cần câu để tự vươn lên thoát nghèo chứ không phải đem tới con cá rồi lại quay về như cũ”.
Cùng quan điểm, ông Cao Văn Cường – Chủ tịch huyện Mường Lát tâm sự: “Bên cạnh sự giúp đỡ của các doanh nghiệp như Viettel, việc người dân mong muốn thoát nghèo là điều quan trọng nhất.
‘Cần câu’ như con bò, hạt giống, hỗ trợ kỹ thuật canh tác...
của các doanh nghiệp chỉ có giá trị lâu dài và bền vững khi người dân muốn ‘“câu” chứ không ỷ vào hỗ trợ”.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nhà vườn tại Đông Nam bộ đang khóc ròng vì chôm chôm bước vào vụ mùa chưa lâu nhưng giá đã giảm mạnh.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 3 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn là tôm (năm 2014 chiếm khoảng 50%) đã có sự sụt giảm khá mạnh (khoảng 28%), đạt 1,3 tỷ USD.

Tính đến ngày 18-6-2015, tổng lượng gạo được doanh nghiệp trong nước xuất sang thị trường Trung Quốc đạt 791.000 tấn, trong đó lượng gạo tiểu ngạch bán sang thị trường này chỉ đạt 135.000 tấn, theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi; KT – XH phát triển toàn diện; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện; cơ cấu lao động có bước chuyển dịch tích cực; các công trình được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả..., đó là những kết quả đáng ghi nhận sau 4 năm triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì.

Thời tiết nắng nóng đã làm vụ xuân ở Xín Mần thiệt hại trên 3.000 tấn lương thực. Lấy sản xuất vụ mùa “bù” xuân, được Xín Mần triển khai dáo riết.