Trao cơ hội thoát nghèo cho người dân Mường Lát

Vợ chồng anh Vàng A Lồng coi con bò giống được tặng là động lực giúp họ thoát nghèo.
Chị Lương Thị Hòn (29 tuổi, bản Táo) cũng là người được nhận bò.
Chồng mất đã lâu, chị làm nông nhưng không có trâu bò để cày.
Nghèo, lại hay ốm đau, chị Hòn chỉ nghĩ đến việc có đủ ăn, không phải xin cứu đói là may.
Được nhận bò, chị chia sẻ: “Tôi và con gái có bò để chăn và kéo cày rồi, sẽ đỡ khổ”.
Vào cuối tháng 8.2015, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã trao tặng thêm 150 con bò giống cho 150 hộ nghèo ở 6 xã của huyện Mường Lát.
Đây là một trong các hoạt động mà tập đoàn thực hiện theo chương trình 30A (xoá đói giảm nghèo bền vững) của Chính phủ.
Bên cạnh việc tặng bò, tập đoàn còn hỗ trợ xoá nhà tạm bợ, xây trạm y tế, hỗ trợ cây giống, tư vấn trồng trọt...
Ông Nguyễn Văn Ánh - Phó Giám đốc Viettel Thanh Hoá chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn bà con có được cái cần câu để tự vươn lên thoát nghèo chứ không phải đem tới con cá rồi lại quay về như cũ”.
Cùng quan điểm, ông Cao Văn Cường – Chủ tịch huyện Mường Lát tâm sự: “Bên cạnh sự giúp đỡ của các doanh nghiệp như Viettel, việc người dân mong muốn thoát nghèo là điều quan trọng nhất.
‘Cần câu’ như con bò, hạt giống, hỗ trợ kỹ thuật canh tác...
của các doanh nghiệp chỉ có giá trị lâu dài và bền vững khi người dân muốn ‘“câu” chứ không ỷ vào hỗ trợ”.
Có thể bạn quan tâm

Có thế mạnh trong xuất khẩu nông sản, song nhiều năm qua, ngành chăn nuôi nước ta lại luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi... Ðây là một nghịch lý, khiến giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) trong nước liên tục biến động, gây bất lợi cho người chăn nuôi. Bởi thế, việc chủ động sản xuất TĂCN từ nguyên liệu trong nước là giải pháp hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh.

Ngày 26/7, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) phối hợp với UBND xã Tân Dân hợp đồng với Công ty TNHH Trường Thịnh thả hơn 3,3 triệu con sú giống cho 46 hộ dân.

Thời điểm hiện nay, ngư dân tại Vĩnh Hy (Vĩnh Hải - Ninh Hải - Ninh Thuận) đang bước vào chính vụ thu hoạch tôm hùm thịt. Tuy nhiên, do giá tôm thương phẩm bị sụt giảm kéo dài từ đầu nằm đến nay nên nhiều người nuôi tôm hùm ở đây liên tục bị thua lỗ.

Nhiều ý kiến cho rằng nếu cứ mãi duy trì kiểu độc quyền xuất khẩu gạo như hiện nay thì chỉ làm cho giá gạo ngày càng xuống thấp và người chịu thiệt vẫn là nông dân.

Tại thời điểm này, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không chỉ lúa phẩm cấp thấp bị ế ẩm, mà ngay cả lúa thơm trong dân hiện cũng đang ùn ứ đầy bồ, không có đầu ra.