Trao Chứng Nhận VietGAP, GlobalGAP Cho 3 Trại Chăn Nuôi Heo, Gà Và Thuỷ Sản

Sáng 12/11/2013, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng VI đã trao chứng nhận VietGAP cho trại nuôi heo Minh An (ấp Cái Cạn, xã Mỹ Phước - Mang Thít - Vĩnh Long), trại gà Nguyễn Khoa (ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ - Trà Ôn); Công ty Intertek Việt Nam đã trao chứng nhận GlobalGAP nuôi thủy sản cho Công ty TNHH Tầm Zu (xã Nguyễn Văn Thảnh- Bình Tân) (ảnh).
Để đạt chứng nhận này, các trại nuôi phải thực hiện nghiêm ngặt các quy trình con giống, thức ăn, nước uống, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
Thực hiện dự án “Hỗ trợ phát triển chăn nuôi heo và gà theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP) tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012- 2015” tại 7 huyện- thành, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh sẽ hỗ trợ tổng cộng 52 mô hình chăn nuôi heo và gà, với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng.
Người tham gia được hỗ trợ 100% giá trị con giống, 30% hóa chất sát trùng và chi phí đánh giá xét cấp chứng nhận VietGAP lần đầu. Riêng trong năm 2013, dự án đã hỗ trợ được 12 mô hình chăn nuôi heo và gà. Qua nghiệm thu đều đạt yêu cầu kỹ thuật, không hao hụt và không xuất hiện dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Đến cống Lân xã Nam Cường huyện Tiền Hải, người dân ở đây ai cũng biết đến trang trại nuôi thỏ kết hợp tôm thẻ chân trắng của anh Đỗ Đức Thiện.

Trong những năm gần đây lĩnh vực Chăn nuôi, Thủy sản đã có những sự chuyển dịch đáng kể về quy mô cũng như các đối tượng nuôi.

Mô hình nuôi lươn không bùn đã giúp vợ chồng anh Trần Văn Thăng (SN 1988) ở thôn Chùa, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh).

Chị Dương Kim Ngọc (sinh năm 1982) cùng chồng là anh Phan Văn Hòa (sinh năm 1974, ở ấp Thanh Tây, xã Tân Thanh Tây, huyện Mỏ Cày Bắc).

Trai sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao và tốc độ phủ ngọc nhanh là những tín hiệu mừng từ mô hình thí điểm nuôi trai nước ngọt lấy ngọc tạiThành phố Hà Tĩnh.