Trao Chứng Nhận VietGAP, GlobalGAP Cho 3 Trại Chăn Nuôi Heo, Gà Và Thuỷ Sản

Sáng 12/11/2013, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng VI đã trao chứng nhận VietGAP cho trại nuôi heo Minh An (ấp Cái Cạn, xã Mỹ Phước - Mang Thít - Vĩnh Long), trại gà Nguyễn Khoa (ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ - Trà Ôn); Công ty Intertek Việt Nam đã trao chứng nhận GlobalGAP nuôi thủy sản cho Công ty TNHH Tầm Zu (xã Nguyễn Văn Thảnh- Bình Tân) (ảnh).
Để đạt chứng nhận này, các trại nuôi phải thực hiện nghiêm ngặt các quy trình con giống, thức ăn, nước uống, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
Thực hiện dự án “Hỗ trợ phát triển chăn nuôi heo và gà theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP) tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012- 2015” tại 7 huyện- thành, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh sẽ hỗ trợ tổng cộng 52 mô hình chăn nuôi heo và gà, với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng.
Người tham gia được hỗ trợ 100% giá trị con giống, 30% hóa chất sát trùng và chi phí đánh giá xét cấp chứng nhận VietGAP lần đầu. Riêng trong năm 2013, dự án đã hỗ trợ được 12 mô hình chăn nuôi heo và gà. Qua nghiệm thu đều đạt yêu cầu kỹ thuật, không hao hụt và không xuất hiện dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Vườn ươm có diện tích 5.000 m2, trồng 8 giống cỏ chất lượng cao: cỏ Mulato 2 (gieo hạt và trồng hom); cỏ Hamin trồng hom; cỏ VA06 trồng hom; cỏ Mombasa gieo hạt; cỏ Stylo gieo hạt; cỏ Ghinê K280 trồng hom; cỏ Cao lương gieo hạt... Nhờ chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, các loại cỏ giống ở đây đã sinh trưởng và phát triển tốt.

Theo ông Đoàn Văn Đáp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh thì nhờ tập trung triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nên từ ngày 26 - 31/12, toàn tỉnh Đắk Nông không còn trâu, bò, gia cầm mới mắc bệnh. Về cơ bản, ngành chức năng và các địa phương đã khống chế được các loại dịch bệnh, không để lây lan ra diện rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

Chỉ vào đàn gà gần 500 con hơn 2 tháng tuổi đang phát triển tốt, anh Tân cười tươi nói: “Đàn gà này nếu phát triển bình thường thì hơn 1 tháng nữa là có thể bán được, con lớn cũng trên 2kg. Thời điểm đó, cận Tết Nguyên đán nên nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao, gà hút hàng, giá sẽ tăng mạnh. Năm nào cũng vậy, tôi canh ngay đợt Tết để xuất chuồng, bán được giá cao”.

Nuôi thỏ quy mô công nghiệp vừa mang lại giá trị kinh tế mà còn tiết kiệm thời gian. Gần đây, một số hộ ở xã Tân Tiến (Đồng Phú - Bình Phước) đã thí điểm công nghệ không mùi trong chăn nuôi thỏ. Gia đình chị Đỗ Thị Thanh Hương (27 tuổi) ở ấp An Hòa là một điển hình.

Khi bé, tôi rất ấn tượng với câu chuyện kể về một anh chồng ngốc học đòi buôn bán, bỏ tiền ra buôn vịt trời để rồi mất tiền oan. Trong suy nghĩ của tôi vịt trời là của trời. Bởi vậy nên tôi rất ngạc nhiên khi đồng chí Bùi Hải Trường - Bí thư Đảng uỷ phường Phương Nam (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) giới thiệu với tôi về “tương lai sáng” của nghề nuôi vịt trời trên địa bàn phường.