Trao Chứng Nhận Sản Phẩm Chè Búp Khô Đạt Tiêu Chuẩn UTZ

Ngày 22-1, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức trao Chứng nhận sản phẩm chè búp khô đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED cho Hợp tác xã chè Tân Hương, Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Hồng Thái (Tân Cương) và Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Nhà Thờ (Phúc Trìu).
Dự án ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED được triển khai tại vùng chè Tân Cương (T.P Thái Nguyên) từ cách đây khoảng 1 năm. Mục tiêu của Dự án là áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè, góp phần tăng thêm lợi nhuận, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững; nâng cao năng lực cho người dân về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, chế biến, tạo sản phẩm chè an toàn..
Tham gia dự án, các hộ sản xuất được tập huấn về quy trình trồng và chế biến chè theo tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED, hỗ trợ tư vấn kỹ thuật về sản xuất chè an toàn; biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động khi sử dụng máy móc, thiết bị, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.
Kết quả, Công ty CP giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu - Cafecontrol đã cấp chứng nhận sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED, tổng diện tích được chứng nhận là 36,1ha, với 93 hộ tham gia, sản lượng 83,84 tấn chè búp khô trong đó xã Tân Cương: 16,2ha, 39,1 tấn, 33 hộ tham gia; Phúc Xuân 12,08ha, sản lượng 29 tấn, 48 hộ dân tham gia; Phúc Trìu 7,9ha, sản lượng 15,83 tấn với 12 hộ tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Anh Sa Lê (người dân tộc Chăm ở xóm Chăm Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành) là người đầu tiên ở An Giang thành công với mô hình nuôi le le.

Gạo bao thai của HTX Thương mại dịch vụ và Sản xuất (TMDV&SX) nông - lâm - thuỷ sản Tuấn Hùng, xã Dực Yên (HTX Tuấn Hùng, huyện Đầm Hà, Quảng Ninh) đang ngày càng được nhiều người tiêu dùng và thị trường ưa chuộng.

Chùm ngây thuộc loài đại mộc, cây có thể trồng trong chậu cảnh hoặc ngoài vườn và có thể mọc cao từ 5 đến 10m. Cây sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu.

Hải Phòng đã đưa ra 3 phương án lựa chọn vị trí xây dựng Trung tâm nghề cá tại Thủy Nguyên, đảo Bạch Long Vỹ và đảo Cát Bà.

Nhóm nghiên cứu Hồ Mỹ Hạnh, Trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Cần Thơ và Bùi Minh Tâm, khoa thủy sản, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu đặc điểm hình thái phân loại và định danh cá chành dục phân bố ở tỉnh Hậu Giang nhằm phát triển loài cá này, mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân.