Trao Chứng Nhận Sản Phẩm Chè Búp Khô Đạt Tiêu Chuẩn UTZ

Ngày 22-1, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức trao Chứng nhận sản phẩm chè búp khô đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED cho Hợp tác xã chè Tân Hương, Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Hồng Thái (Tân Cương) và Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Nhà Thờ (Phúc Trìu).
Dự án ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED được triển khai tại vùng chè Tân Cương (T.P Thái Nguyên) từ cách đây khoảng 1 năm. Mục tiêu của Dự án là áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè, góp phần tăng thêm lợi nhuận, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững; nâng cao năng lực cho người dân về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, chế biến, tạo sản phẩm chè an toàn..
Tham gia dự án, các hộ sản xuất được tập huấn về quy trình trồng và chế biến chè theo tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED, hỗ trợ tư vấn kỹ thuật về sản xuất chè an toàn; biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động khi sử dụng máy móc, thiết bị, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.
Kết quả, Công ty CP giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu - Cafecontrol đã cấp chứng nhận sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED, tổng diện tích được chứng nhận là 36,1ha, với 93 hộ tham gia, sản lượng 83,84 tấn chè búp khô trong đó xã Tân Cương: 16,2ha, 39,1 tấn, 33 hộ tham gia; Phúc Xuân 12,08ha, sản lượng 29 tấn, 48 hộ dân tham gia; Phúc Trìu 7,9ha, sản lượng 15,83 tấn với 12 hộ tham gia.
Có thể bạn quan tâm

“Sau khi thu hoạch xong vụ hè thu, điên điển ươm của tôi đã cao gần gang tay. Thế là cứ 2m, tôi trồng xuống 1 - 2 cây, sau đó xả nước vào xăm xắp, rải chút ít phân để kích thích phát triển, qua 4 tháng, khi nước tràn đồng thì điên điển vàng rực cánh đồng.

Thương lái Từ Văn Tư (Tân Quới - Bình Tân) mua khoai lang xuất khẩu ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long cho biết: Khoảng 2 tháng nay, có thời điểm giá khoai tím Nhật ở mức 300.000 đ/tạ nhưng hiện chỉ còn 260.000 - 270.000 đ/tạ, giảm so cùng kỳ năm rồi khoảng 400.000 đ/tạ.

Hiện nay, việc dùng các loại cây sống như điều, mủ trôm, mức… làm trụ tiêu đang trở nên phổ biến. Tuy nhiên, tiêu là cây trồng rất khó tính, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu và khẳng định hiệu quả kinh tế khi sử dụng cây sống làm trụ cho cây tiêu.

Cây hồ tiêu đã có mặt ở xã Tân Hội, Đức Trọng (Lâm Đồng) hơn 20 năm nay nhưng do giá cả bấp bênh, năng suất, hiệu quả thấp nên cây tiêu ở đây không phát triển được. Đã có lúc người dân phá bỏ cây tiêu để chuyển sang các loại cây trồng khác. Hiện nay, tiêu được giá, cho thu nhập cao nên nhiều hộ dân Tân Hội quay lại đầu tư phát triển vườn tiêu. Những vườn tiêu đang xanh lại trên đất Tân Hội và mở ra triển vọng mới cho người nông dân nơi đây.

Mô hình nuôi tôm càng xanh của anh đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 6 lần so với trồng lúa đã được phổ biến để giúp bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2014, anh được Hội Nông dân tỉnh bình chọn là nông dân tiêu biểu cấp tỉnh, được đề nghị UBND tỉnh tặng thưởng bằng khen.