Trao Chứng Nhận Sản Phẩm Chè Búp Khô Đạt Tiêu Chuẩn UTZ

Ngày 22-1, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức trao Chứng nhận sản phẩm chè búp khô đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED cho Hợp tác xã chè Tân Hương, Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Hồng Thái (Tân Cương) và Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Nhà Thờ (Phúc Trìu).
Dự án ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED được triển khai tại vùng chè Tân Cương (T.P Thái Nguyên) từ cách đây khoảng 1 năm. Mục tiêu của Dự án là áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè, góp phần tăng thêm lợi nhuận, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững; nâng cao năng lực cho người dân về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, chế biến, tạo sản phẩm chè an toàn..
Tham gia dự án, các hộ sản xuất được tập huấn về quy trình trồng và chế biến chè theo tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED, hỗ trợ tư vấn kỹ thuật về sản xuất chè an toàn; biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động khi sử dụng máy móc, thiết bị, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.
Kết quả, Công ty CP giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu - Cafecontrol đã cấp chứng nhận sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED, tổng diện tích được chứng nhận là 36,1ha, với 93 hộ tham gia, sản lượng 83,84 tấn chè búp khô trong đó xã Tân Cương: 16,2ha, 39,1 tấn, 33 hộ tham gia; Phúc Xuân 12,08ha, sản lượng 29 tấn, 48 hộ dân tham gia; Phúc Trìu 7,9ha, sản lượng 15,83 tấn với 12 hộ tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang đứng trước hàng loạt khó khăn. Nỗi lo “treo ao” bám riết họ từng ngày bởi giá cá ở thời điểm này đang rớt xuống đáy.

Mới đây, Sở KH&CN Quảng Ninh đã tổ chức thẩm định nhiệm vụ “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy (strombus canarium) ở Quảng Ninh” do Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh thực hiện.

Trước khi Bộ Y tế công bố kết quả kiểm tra này, Cục Thú y cũng đã lấy 5 mẫu gà nhập lậu ở chợ Hà Vỹ (Hà Nội) để kiểm tra và kết quả kiểm tra cho thấy hầu hết đều phát hiện tồn dư kháng sinh sulphadiazine.

Các chủ đùng nuôi tôm ở khu vực nuôi thủy sản xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) đang phải “mất ăn mất ngủ” vì nạn trộm tôm hoành hành. Bọn trộm sử dụng ống hơi, lặn sâu dưới đùng để bắt, hàng tấn tôm của các chủ đùng, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng, nghiêm trọng hơn là các thiết bị điện cho hệ thống sục khí cũng bị chúng vơ vét không chừa.

Trước nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, gây thiệt hại về kinh tế, người chăn nuôi heo trong tỉnh Phú Yên đang từng bước hướng đến nền chăn nuôi an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa rủi ro.