Tránh Bán Ép Trái Sầu Riêng

Chúng tôi đến ấp Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B (Chợ Lách - Bến Tre) theo tin phản ánh của một số người dân trong xã. Về tình trạng thương lái mua ép sầu riêng chưa đủ ngày tuổi (khoảng hơn nửa tháng), đã gây ảnh hưởng đến chất lượng của sầu riêng.
Tổ Hợp tác sản xuất sầu riêng ấp Trung Hiệp có 34 hộ sản xuất, với tổng diện tích 30ha. Tổ sản xuất đã đi vào ổn định và ngày được công nhận đạt chuẩn VietGAP cũng không còn xa. Nhưng gần đây, một vài hộ dân đã thỏa thuận buôn bán với thương lái ở Ngũ Hiệp (Tiền Giang), nên sự việc đáng tiếc xảy ra.
Trò chuyện với chúng tôi, những tiếng chặc lưỡi, “phải dè”. Ông Đỗ Văn Re bộc bạch: Tôi dại dột, cứ tưởng người quen giới thiệu thì chắc ăn nhưng không ngờ sau ngày thỏa thuận (mùng 5 tháng 10 âm lịch) với mức giá 37 ngàn đồng/kg đến nay, thương lái chỉ thu tại vườn mới có 625 kg, số tiền đặt cọc 10 triệu đồng. Số trái sầu riêng còn lại tại vườn đã chín và có rụng nhưng thương lái cứ hẹn...
Giờ mà kêu thương lái khác cũng khó, trường hợp đối đế tôi phải bán lẻ ngoài chợ. Ngoài ông Re, còn 2 hộ dân nữa cũng đã bán cho thương lái này khi trái sầu riêng chỉ mới 8 tuổi (tức 80 ngày). Được biết, sầu riêng đủ tuổi (khoảng 95 ngày) sẽ rất thơm ngon, múi to, cơm dày, vàng ươm, chắc ruột.
Ông Nguyễn Văn Bé - Tổ trưởng, kiến nghị ngành chủ quản có biện pháp hỗ trợ, khuyến cáo nông dân trong việc giao thương, tránh tình trạng cắt ép sầu riêng không đạt chất lượng. Tổ Hợp tác cũng sẽ tuyên truyền để tổ viên cảnh giác.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Khánh Trung B, cho biết trước nay không có trường hợp thương lái mua ép trái. Tùy từng thời điểm, từng vườn trước sau có sự chênh lệnh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Tiếp nối đà sản xuất vụ hè thu, khi chuyển sang vụ thu đông, bà con nông dân cũng đã chú trọng việc chuyển đổi cơ cấu giống, đưa những giống có chất lượng cao, kháng bệnh tốt vào gieo trồng. Nhờ đó, hầu hết diện tích hoa màu vừa thu hoạch đều mang đến cho bà con những kết quả nhất định. Năng suất trung bình của các loại cây trồng như ngô đạt 6,4 tấn/ha, khoai lang 12,5 tấn/ha, đậu nành 1,8 tấn/ha.

Toàn tỉnh hiện gieo cấy được hơn 7.500ha lúa đông xuân, đạt trên 90% tổng diện tích. Trước diễn biến thời tiết phức tạp, rét đậm rét hại có thể tiếp tục xảy ra, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, nhiều giải pháp chống rét cho lúa được chủ động triển khai thực hiện.

Từng là hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của bản Chả B, xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông, song nhờ quyết tâm vượt qua khó khăn, chịu khó chăn nuôi phát triển sản xuất, gia đình chị Tòng Thị Thịnh đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ có thu nhập ổn định. Gia đình chị là một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của xã.

Hơn 2 tuần qua, thời tiết trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trở lạnh hơn vào sáng sớm và chiều tối thường xuất hiện sương mù dày đặc, người trồng hoa tại làng hoa Sa Đéc đang lo lắng về tình trạng đốm lá, thối rễ, rụng lá, hoa không nở đúng dịp Tết... sẽ gây thất thu lớn cho nhà vườn.

Sở Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức hội thảo về biện pháp cải thiện giống quýt hồng Lai Vung. Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Cần Thơ, Viện Cây ăn quả miền Nam, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh và UBND huyện Lai Vung.