Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tránh Bán Ép Trái Sầu Riêng

Tránh Bán Ép Trái Sầu Riêng
Ngày đăng: 18/12/2013

Chúng tôi đến ấp Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B (Chợ Lách - Bến Tre) theo tin phản ánh của một số người dân trong xã. Về tình trạng thương lái mua ép sầu riêng chưa đủ ngày tuổi (khoảng hơn nửa tháng), đã gây ảnh hưởng đến chất lượng của sầu riêng.

Tổ Hợp tác sản xuất sầu riêng ấp Trung Hiệp có 34 hộ sản xuất, với tổng diện tích 30ha. Tổ sản xuất đã đi vào ổn định và ngày được công nhận đạt chuẩn VietGAP cũng không còn xa. Nhưng gần đây, một vài hộ dân đã thỏa thuận buôn bán với thương lái ở Ngũ Hiệp (Tiền Giang), nên sự việc đáng tiếc xảy ra.

Trò chuyện với chúng tôi, những tiếng chặc lưỡi, “phải dè”. Ông Đỗ Văn Re bộc bạch: Tôi dại dột, cứ tưởng người quen giới thiệu thì chắc ăn nhưng không ngờ sau ngày thỏa thuận (mùng 5 tháng 10 âm lịch) với mức giá 37 ngàn đồng/kg đến nay, thương lái chỉ thu tại vườn mới có 625 kg, số tiền đặt cọc 10 triệu đồng. Số trái sầu riêng còn lại tại vườn đã chín và có rụng nhưng thương lái cứ hẹn...

Giờ mà kêu thương lái khác cũng khó, trường hợp đối đế tôi phải bán lẻ ngoài chợ. Ngoài ông Re, còn 2 hộ dân nữa cũng đã bán cho thương lái này khi trái sầu riêng chỉ mới 8 tuổi (tức 80 ngày). Được biết, sầu riêng đủ tuổi (khoảng 95 ngày) sẽ rất thơm ngon, múi to, cơm dày, vàng ươm, chắc ruột.

Ông Nguyễn Văn Bé - Tổ trưởng, kiến nghị ngành chủ quản có biện pháp hỗ trợ, khuyến cáo nông dân trong việc giao thương, tránh tình trạng cắt ép sầu riêng không đạt chất lượng. Tổ Hợp tác cũng sẽ tuyên truyền để tổ viên cảnh giác.

Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Khánh Trung B, cho biết trước nay không có trường hợp thương lái mua ép trái. Tùy từng thời điểm, từng vườn trước sau có sự chênh lệnh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Nỗi Lo Trồng Cây Theo Phong Trào Nỗi Lo Trồng Cây Theo Phong Trào

Nông dân ở nhiều tỉnh, đặc biệt là Bến Tre - địa phương có diện tích trồng ca cao nhiều nhất, đã chặt bỏ hàng loạt cây ca cao trồng xen vườn dừa do giá thấp và chuyển qua trồng bưởi da xanh hay chanh, khi cây đang vào giai đoạn cho năng suất cao. Điều đó khiến không ít người thấy vừa tiếc vừa thương nông dân.

29/08/2013
Thu Hoạch Phân Dơi Tăng Thêm Thu Nhập Thu Hoạch Phân Dơi Tăng Thêm Thu Nhập

Nhiều năm nay, nông dân xã Bình Long (Châu Phú, An Giang) làm giàn thu hoạch phân dơi để tăng thêm thu nhập. Phân dơi là loại phân hữu cơ tốt cho các loại hoa màu, được nông dân sử dụng nhiều trong canh tác rẫy.

29/08/2013
Gia Tăng Vị Thế Và Chuỗi Giá Trị Của Cây Tiêu Gia Tăng Vị Thế Và Chuỗi Giá Trị Của Cây Tiêu

Hồ tiêu hiện đang là cây trồng mang lại lợi nhuận “vàng” cho người nông dân. Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt loại cây trồng này không chỉ phá vỡ quy hoạch của tỉnh Đắk Lắk mà còn dễ dẫn đến tình trạng hồ tiêu bị bệnh chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho sản xuất. Việc sản xuất tiêu bền vững theo tiêu chuẩn Mưa nhiệt đới (Rainforest Alliance – RA) là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm gia tăng vị thế, chuỗi giá trị của hồ tiêu.

29/08/2013
Gần 1.800 Ha Chè Bị Sâu Bệnh Hại Gần 1.800 Ha Chè Bị Sâu Bệnh Hại

Cụ thể, hơn 730ha chè bị nhiễm rầy xanh, tỷ lệ hại trung bình 2,5 - 5% nơi cao 6 - 15%, búp bị hại; 635ha bị hại bởi bọ cánh tơ, tỷ lệ hại trung bình 3,1 - 6,5%, nơi cao 10 - 15% búp bị hại; diện tích chè bị ảnh hưởng bởi bọ xít muỗi là 310, tỷ lệ hại trung bình 1,6 - 3,5%, nơi cao 5 - 12% búp bị hại.

29/08/2013
Một Số Giải Pháp Bảo Vệ Và Khai Thác Hợp Lý Loài Vọp Geloina Coaxans Một Số Giải Pháp Bảo Vệ Và Khai Thác Hợp Lý Loài Vọp Geloina Coaxans

Vì vậy, để bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III - Nha Trang (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp Geloina coaxans (Gmelin, 1791) ở Bến Tre. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và công nghệ tỉnh nghiệm thu.

29/08/2013