Trang Trại Vàng Vùng Chiêm Trũng

Sau hơn 20 năm cật lực lao động, ông Phạm Văn Quất ở thôn Bằng Bộ, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện đã biến khu ruộng trũng cấy lúa bấp bênh thành trang trại thủy sản trù phú nhất, nhì tỉnh Hải Dương. Đó là "trang trại thủy sản vàng Dung Quất".
Đất khó nhưng không cam chịu nghèo
Từ nhỏ ông Phạm Văn Quất đã nếm trải những khó khăn, cực nhọc của nghèo khó.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự về quê lập gia đình, ông Quất nung nấu làm cách gì đó để đất chiêm trũng mang lại giá trị cao hơn. "Năm 1990, chủ trương của T.Ư và địa phương khuyến khích nông dân (ND) chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tôi mạnh dạn đấu thầu và chuyển đổi 4,5ha cấy lúa 1 vụ bấp bênh sang đào ao thả cá. Công cuộc cải tạo ruộng trũng ban đầu được làm thủ công, lấy sức người làm chính. Chuyển sang nuôi thả cá, thu nhập và mức sống của gia đình tôi từ đói nghèo trở nên đủ ăn và có dư…" - ông Quất nhớ lại.
Khoảng 13 năm sau khi chuyển đổi, doanh thu của trang trại có tăng nhưng chậm do cơ sở vật chất còn lạc hậu. "Từ năm 2003 trở lại đây, tôi tích cực tiếp thu, học hỏi kỹ thuật thông qua các buổi tập huấn và khóa dạy nghề sơ cấp thủy sản do Trung tâm Dạy nghề và giới thiệu việc làm của Hội ND tỉnh tổ chức.
Bên cạnh đó, gia đình tôi dốc toàn bộ vốn và vay thêm khoảng 10 tỷ đồng đầu tư, xây dựng hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ nuôi thủy sản nước ngọt. Trang trại có 29 ao lớn nhỏ, trong đó 10 ao nuôi cá bố mẹ, 19 ao ương nuôi cá bột, cá hương và cá giống các kích cỡ khác nhau…
Đất trũng thành "đất vàng"
Theo dõi doanh thu từ trang trại thủy sản Dung Quất 5 năm trở lại đây, nhiều người công nhận ông Quất đã biến vùng đất trũng thành đất vàng. Nếu như năm 2008, doanh thu đạt 1,4 tỷ đồng thì năm 2012 đạt tới 5 tỷ đồng. Năm 2013, doanh thu của khu trang trại thủy sản Dung Quất ước đạt 6 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 1,2 tỷ đồng. Cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương không chỉ đánh giá cao quá trình vượt khó làm giàu mà còn ủng hộ quá trình ông Quất tổ chức liên kết sản xuất, tạo điều kiện để có thêm nhiều hộ cùng làm giàu với mô hình nuôi thủy sản.
Năm 2008, qua Hội ND xã, ông Quất đứng ra thành lập tổ liên kết ương nuôi cá giống với 22 thành viên trong xã. "Việc ra đời tổ liên kết sản xuất đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, hạ giá thành cá giống, sản xuất và tiêu thụ ổn định. Thu nhập bình quân của mỗi thành viên trong tổ hơn 5 triệu đồng/tháng, các thành viên có điều kiện hỗ trợ nhau trong đời sống" - ông Quất chia sẻ.
Trang trại thủy sản của gia đình ông Quất nhiều năm liền là địa chỉ tin cậy cung ứng cá giống các loại cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Ông đã trực tiếp hướng dẫn, tư vấn, phổ biến kỹ thuật nuôi cá giống, cá thịt cho hàng ngàn lượt ND…
Hiện ông Quất mở rộng trang trại thủy sản lên 7,2ha; tạo việc làm ổn định cho 11 lao động với thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng; giúp đỡ về con giống, thức ăn, bao tiêu sản phẩm cho 15-20 hộ nghèo/năm; mỗi năm giúp 5-6 hộ thoát nghèo…
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Hùng Linh, tân Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết hôm nay (15/4) Philippines mở phiên đấu thầu mở mua 800.000 tấn gạo cho phép cả các nước hoặc các doanh nghiệp (DN) tư nhân không có thỏa thuận cung cấp gạo với Philippines đều có cơ hội tham gia đấu thầu.

Điển hình là gia đình anh Hoàng Thanh Đô ở tổ 4 thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn nuôi từ 120 - 130 đàn ong. Mỗi thùng anh để từ 8 - 10 cầu ong và thu được từ 10 - 12 lít mật. Với giá bán 320 nghìn đ/lít mật, trong vụ hoa bạc hà vừa qua, anh Đô thu nhập trên 250 triệu đồng.

Theo khảo sát thị trường, hiện tại bơ sớm vụ loại 1 đang có giá từ 60-70 ngàn đ/kg, bơ loại 2 có giá từ 40-50 ngàn đ/kg, bơ loại 3 có giá từ 30-40 ngàn đ/kg…

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, sau khi rà soát, diện tích nuôi tôm công nghiệp đến nay là 6.363 ha (kế hoạch đến hết năm 2014 đạt 7.000 ha), tăng 371 ha so với cuối năm 2013.

Gần một tuần nay, tôm hùm ươm nuôi tại khu vực Hòn Yến, xã An Hòa (Tuy An - Phú Yên) bị chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trước tình hình này, sáng 11/4, Sở NN-PTNT đã cử đoàn công tác đến kiểm tra thực tế…