Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang Trại Vàng Vùng Chiêm Trũng

Trang Trại Vàng Vùng Chiêm Trũng
Ngày đăng: 13/09/2013

Sau hơn 20 năm cật lực lao động, ông Phạm Văn Quất ở thôn Bằng Bộ, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện đã biến khu ruộng trũng cấy lúa bấp bênh thành trang trại thủy sản trù phú nhất, nhì tỉnh Hải Dương. Đó là "trang trại thủy sản vàng Dung Quất".

Đất khó nhưng không cam chịu nghèo

Từ nhỏ ông Phạm Văn Quất đã nếm trải những khó khăn, cực nhọc của nghèo khó.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự về quê lập gia đình, ông Quất nung nấu làm cách gì đó để đất chiêm trũng mang lại giá trị cao hơn. "Năm 1990, chủ trương của T.Ư và địa phương khuyến khích nông dân (ND) chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tôi mạnh dạn đấu thầu và chuyển đổi 4,5ha cấy lúa 1 vụ bấp bênh sang đào ao thả cá. Công cuộc cải tạo ruộng trũng ban đầu được làm thủ công, lấy sức người làm chính. Chuyển sang nuôi thả cá, thu nhập và mức sống của gia đình tôi từ đói nghèo trở nên đủ ăn và có dư…" - ông Quất nhớ lại.

Khoảng 13 năm sau khi chuyển đổi, doanh thu của trang trại có tăng nhưng chậm do cơ sở vật chất còn lạc hậu. "Từ năm 2003 trở lại đây, tôi tích cực tiếp thu, học hỏi kỹ thuật thông qua các buổi tập huấn và khóa dạy nghề sơ cấp thủy sản do Trung tâm Dạy nghề và giới thiệu việc làm của Hội ND tỉnh tổ chức.

Bên cạnh đó, gia đình tôi dốc toàn bộ vốn và vay thêm khoảng 10 tỷ đồng đầu tư, xây dựng hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ nuôi thủy sản nước ngọt. Trang trại có 29 ao lớn nhỏ, trong đó 10 ao nuôi cá bố mẹ, 19 ao ương nuôi cá bột, cá hương và cá giống các kích cỡ khác nhau…

Đất trũng thành "đất vàng"

Theo dõi doanh thu từ trang trại thủy sản Dung Quất 5 năm trở lại đây, nhiều người công nhận ông Quất đã biến vùng đất trũng thành đất vàng. Nếu như năm 2008, doanh thu đạt 1,4 tỷ đồng thì năm 2012 đạt tới 5 tỷ đồng. Năm 2013, doanh thu của khu trang trại thủy sản Dung Quất ước đạt 6 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 1,2 tỷ đồng. Cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương không chỉ đánh giá cao quá trình vượt khó làm giàu mà còn ủng hộ quá trình ông Quất tổ chức liên kết sản xuất, tạo điều kiện để có thêm nhiều hộ cùng làm giàu với mô hình nuôi thủy sản.

Năm 2008, qua Hội ND xã, ông Quất đứng ra thành lập tổ liên kết ương nuôi cá giống với 22 thành viên trong xã. "Việc ra đời tổ liên kết sản xuất đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, hạ giá thành cá giống, sản xuất và tiêu thụ ổn định. Thu nhập bình quân của mỗi thành viên trong tổ hơn 5 triệu đồng/tháng, các thành viên có điều kiện hỗ trợ nhau trong đời sống" - ông Quất chia sẻ.

Trang trại thủy sản của gia đình ông Quất nhiều năm liền là địa chỉ tin cậy cung ứng cá giống các loại cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Ông đã trực tiếp hướng dẫn, tư vấn, phổ biến kỹ thuật nuôi cá giống, cá thịt cho hàng ngàn lượt ND…

Hiện ông Quất mở rộng trang trại thủy sản lên 7,2ha; tạo việc làm ổn định cho 11 lao động với thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng; giúp đỡ về con giống, thức ăn, bao tiêu sản phẩm cho 15-20 hộ nghèo/năm; mỗi năm giúp 5-6 hộ thoát nghèo…


Có thể bạn quan tâm

Bát Xát (Lào Cai) Có Nguồn Thu Khá Từ Cây Dược Liệu Bát Xát (Lào Cai) Có Nguồn Thu Khá Từ Cây Dược Liệu

Huyện Bát Xát (Lào Cai) được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển cây dược liệu quý. Đó là điều kiện khí hậu nhiệt đới và bán ôn đới với độ ẩm cao, diện tích rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh chiếm 80% tổng diện tích rừng toàn huyện với thảm thực vật đa dạng, phong phú…

14/08/2014
Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) Xây Dựng Vùng Sản Xuất Cà Chua Ghép Theo Tiêu Chuẩn VietGap Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) Xây Dựng Vùng Sản Xuất Cà Chua Ghép Theo Tiêu Chuẩn VietGap

Những năm qua, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất và giá trị kinh tế trên ha canh tác. Một trong các giải pháp là đẩy mạnh ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào sản xuất, điều này đã phát huy hiệu quả ở một số loại cây như cây lúa cấy mật độ hợp lý, bí đỏ, ngô nếp, đặc biệt là cây cà chua ghép trên nhiều đồng đất tại Vĩnh Tường.

14/08/2014
Thu Nhập Cao Nhờ Thâm Canh, Chuyển Đổi Cây Trồng, Vật Nuôi Thu Nhập Cao Nhờ Thâm Canh, Chuyển Đổi Cây Trồng, Vật Nuôi

Những năm qua, một số loại cây trồng như sắn, điều… do không ổn định về giá cả, năng suất lại đạt thấp nên hoạt động thâm canh cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị kinh tế đang là hướng đi của nhiều nông dân trong tỉnh.

14/08/2014
Dồn Vốn Cho Nông Thôn Mới Dồn Vốn Cho Nông Thôn Mới

Theo ông Nguyễn Hữu Định, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, tuy rất khó khăn về nguồn vốn ngân sách, nhưng Đồng Nai luôn ưu tiên vốn cho xây dựng nông thôn mới. Tỉnh cũng rất linh động trong việc huy động mọi nguồn lực đầu tư cho nông thôn mới.

14/08/2014
Bán Mía Sớm Để Nhẹ Gánh Bán Mía Sớm Để Nhẹ Gánh

Đây là tâm sự của hầu hết nông dân trồng mía đã và đang bán mía chục, bởi theo họ, với tình hình giá cả bấp bênh như hiện nay, việc bán mía trong lúc này sẽ cầm chắc lợi nhuận và giảm bớt được gánh nặng nếu như để mía thu hoạch vào thời điểm chính vụ.

14/08/2014