Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang Trại Tiền Tỷ Trên Cát Trắng

Trang Trại Tiền Tỷ Trên Cát Trắng
Ngày đăng: 29/06/2012

Chị Bòng cho biết, thu nhập hàng năm của gia đình chị sau khi trừ chi phí vẫn còn 800 triệu đồng...Là người tiên phong trong việc chuyển đổi mô hình sinh kế mới của người dân vùng cát trắng xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, chị Hồ Thị Bòng, thôn Đông Hải, xã Quảng Ngạn đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang, chị Bòng kể: Vợ chồng chị cùng làm y tá tại Trạm y tế xã, cuộc sống khó khăn hơn khi các con chị lần lượt ra đời. Sau một lần đi tham quan ở miền Nam thấy mô hình nuôi ba ba ở đó rất thành công, chị bàn với chồng xin thôi việc ở trạm y tế để nuôi ba ba.

Chị lập dự án xây dựng trang trại và xin UBND xã cấp 1,5ha đất cát trắng. Đầu năm 2005, tiền tích lũy của gia đình và vay mượn bạn bè, người thân, chị đầu tư 500 triệu đồng xây 3 hồ cá, thả nuôi 3.000 cá giống các loại, 1 hồ nuôi ếch 200 con, 4 hồ nuôi 900 con ba ba giống Thái Lan. Sau hơn 1 năm, chị không những thu hồi vốn mà còn lãi gần 100 triệu đồng. Có tiền, chị xây 300m2 chuồng trại nuôi 20 con heo nái và 100 heo thịt.

Hiện, chị đang nuôi 2.000 con ba ba giống 5.000 con ba ba thịt, 100 heo thịt, 20 con heo nái và 20 con heo sữa, 1 hồ cá. Theo chị Bòng, nhu cầu ba ba của thị trường trong nước vẫn rất lớn và cho"siêu lợi nhuận".

Nơi nuôi heo chị chia thành từng khu vực riêng như heo sinh sản, heo cai sữa, heo thịt và cách ly phòng khi có heo bệnh. Tại khu nuôi heo thịt có 10 ô chuồng và duy trì khoảng 100 heo thịt, khu heo sinh sản duy trì thường xuyên 20-30 heo sinh sản, khu tách heo sữa duy trì 30-40 con.

Chị Bòng cho biết, thu nhập hàng năm của gia đình chị sau khi trừ chi phí vẫn còn 800 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, kế hoạch sắp tới chị xây thêm 2 bể mở rộng diện tích mặt nước để nuôi 5.000 con ba ba thương phẩm.

Ông Ngô Thanh Thơ-Chủ tịch Hội ND xã Quảng Ngạn cho biết: "Chị Bòng là người khởi xướng mô hình nuôi ba ba đầu tiên của xã. Nhiều ND ở thôn Đông Hải làm theo chị Bòng không chỉ thoát nghèo mà đã có của ăn của để.

Có thể bạn quan tâm

Kim Ngạch Xuất Khẩu Cà Phê Đạt Hơn 479 Triệu USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Cà Phê Đạt Hơn 479 Triệu USD

Về nhiệm vụ triển khai niên vụ cà phê 2014 – 2015, UBND tỉnh vẫn giữ quan điểm không tăng diện tích cà phê ngoài quy hoạch, tập trung thâm canh, tái canh nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Trong niên vụ tới, diện tích cà phê toàn tỉnh dự kiến đạt 203.000 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 191.000 ha, năng suất bình quân 2,4 tấn/ha, tổng sản lượng cà phê nhân khô dự kiến đạt 450.000 tấn.

15/11/2014
Kết Quả Bước Đầu Của Chương Trình Quản Lý Lợn Đực Giống Kết Quả Bước Đầu Của Chương Trình Quản Lý Lợn Đực Giống

Nhằm nâng cao chất lượng đàn lợn đực giống, từng bước cải thiện chất lượng đàn lợn của tỉnh, phòng chống, hạn chế dịch bệnh tốt hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi lợn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững thì một trong những giải pháp mang tính chiến lược và quyết định là vấn đề quản lý lợn đực giống.

10/11/2014
Mô Hình Nuôi Giun Quế Mô Hình Nuôi Giun Quế

Vừa qua, chúng tôi được cán bộ Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Mường Ảng đưa đi tham quan mô hình nuôi giun quế của ông Quàng Văn Tây, bản Bua 2, xã Ẳng Tở. Đây là một trong những mô hình được Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện đầu tư giống giun quế ban đầu.

15/11/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Trồng Xen Canh Tại Huyện Lấp Vò Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Trồng Xen Canh Tại Huyện Lấp Vò

Khai thác tốt tiềm năng đất đai trong trồng trọt và chăn nuôi đã giúp nhiều nông dân huyện Lấp Vò tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích canh tác. Điển hình như hộ ông Phạm Quang Tuyến ở ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung với mô hình nuôi cá lóc, cá thác lác cườm kết hợp trồng xen canh mít thái trên bờ ao đem lại hiệu quả kinh tế cao.

15/11/2014
Hiệu Quả Thực Hiện Đề Án Nhân Rộng Các Mô Hình Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Yên Lập Hiệu Quả Thực Hiện Đề Án Nhân Rộng Các Mô Hình Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Yên Lập

Điển hình là dự án phát triển sản xuất thâm canh lúa nếp gà gáy Mỹ Lung thành vùng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện năm 2009 - 2011; mô hình gieo trồng giống lúa (N ưu 838, N ưu 7), 2 giống ngô lai NK 4.300 và DK 9955 và một số mô hình của giống lúa, ngô khác đã được khảo nghiệm trong 4-5 năm trở lại đây…

10/11/2014