Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang Trại Tiền Tỷ Trên Cát Trắng

Trang Trại Tiền Tỷ Trên Cát Trắng
Ngày đăng: 29/06/2012

Chị Bòng cho biết, thu nhập hàng năm của gia đình chị sau khi trừ chi phí vẫn còn 800 triệu đồng...Là người tiên phong trong việc chuyển đổi mô hình sinh kế mới của người dân vùng cát trắng xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, chị Hồ Thị Bòng, thôn Đông Hải, xã Quảng Ngạn đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang, chị Bòng kể: Vợ chồng chị cùng làm y tá tại Trạm y tế xã, cuộc sống khó khăn hơn khi các con chị lần lượt ra đời. Sau một lần đi tham quan ở miền Nam thấy mô hình nuôi ba ba ở đó rất thành công, chị bàn với chồng xin thôi việc ở trạm y tế để nuôi ba ba.

Chị lập dự án xây dựng trang trại và xin UBND xã cấp 1,5ha đất cát trắng. Đầu năm 2005, tiền tích lũy của gia đình và vay mượn bạn bè, người thân, chị đầu tư 500 triệu đồng xây 3 hồ cá, thả nuôi 3.000 cá giống các loại, 1 hồ nuôi ếch 200 con, 4 hồ nuôi 900 con ba ba giống Thái Lan. Sau hơn 1 năm, chị không những thu hồi vốn mà còn lãi gần 100 triệu đồng. Có tiền, chị xây 300m2 chuồng trại nuôi 20 con heo nái và 100 heo thịt.

Hiện, chị đang nuôi 2.000 con ba ba giống 5.000 con ba ba thịt, 100 heo thịt, 20 con heo nái và 20 con heo sữa, 1 hồ cá. Theo chị Bòng, nhu cầu ba ba của thị trường trong nước vẫn rất lớn và cho"siêu lợi nhuận".

Nơi nuôi heo chị chia thành từng khu vực riêng như heo sinh sản, heo cai sữa, heo thịt và cách ly phòng khi có heo bệnh. Tại khu nuôi heo thịt có 10 ô chuồng và duy trì khoảng 100 heo thịt, khu heo sinh sản duy trì thường xuyên 20-30 heo sinh sản, khu tách heo sữa duy trì 30-40 con.

Chị Bòng cho biết, thu nhập hàng năm của gia đình chị sau khi trừ chi phí vẫn còn 800 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, kế hoạch sắp tới chị xây thêm 2 bể mở rộng diện tích mặt nước để nuôi 5.000 con ba ba thương phẩm.

Ông Ngô Thanh Thơ-Chủ tịch Hội ND xã Quảng Ngạn cho biết: "Chị Bòng là người khởi xướng mô hình nuôi ba ba đầu tiên của xã. Nhiều ND ở thôn Đông Hải làm theo chị Bòng không chỉ thoát nghèo mà đã có của ăn của để.

Có thể bạn quan tâm

Đột phá thanh long Đột phá thanh long

Cây thanh long được xem là cây trồng lợi thế của Bình Thuận. Với diện tích đến nay khoảng 30.000 ha, sản lượng trên 500.000 tấn (chiếm khoảng 80% diện tích và sản lượng cả nước), thanh long Bình Thuận đang trở thành thương hiệu nổi tiếng ở trong nước và còn ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều hộ, nhiều vùng trồng thanh long không chỉ xóa được đói, giảm được nghèo mà còn nhanh chóng trở nên sung túc, giàu có.

13/04/2015
Anh Đoàn Văn Tâm xử lý sầu riêng nghịch vụ mang lại lợi nhuận cao Anh Đoàn Văn Tâm xử lý sầu riêng nghịch vụ mang lại lợi nhuận cao

Nhiều năm liền, anh Đoàn Văn Tâm ở ấp Mỹ Vĩnh, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã chủ động xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, khắc phục tình trạng "được mùa, rớt giá", góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.

13/04/2015
Tâm huyết cùng trái cây sạch Tâm huyết cùng trái cây sạch

Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, dịch vụ, thương mại Bình Lộc là mô hình điểm sản xuất giỏi trong phong trào xây dựng nông thôn mới của TX.Long Khánh (Đồng Nai). Nhiều xã viên khá lên, thậm chí làm giàu nhờ ứng dụng tốt khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thực hành sản xuất theo quy trình VietGAP để sản xuất trái cây sạch cung ứng cho thị trường.

13/04/2015
Dưa rẻ như bèo! Dưa rẻ như bèo!

Thời tiết khắc nghiệt đã khiến các hộ trồng dưa hấu ở xã Ninh Trung (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) điêu đứng. Hàng tấn dưa thu hoạch xong đang chất đống chờ người mua với giá rẻ.

13/04/2015
Nông dân nhiều xã trồng bưởi da xanh Nông dân nhiều xã trồng bưởi da xanh

Ông Hồ Phước Dư - Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Phước (Mang Thít - Vĩnh Long) cho biết, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long và huyện Mang Thít, xã đã vận động bà con nông dân trồng được 18ha bưởi da xanh sau khi cải tạo vườn tạp kém hiệu quả.

13/04/2015