Trang Trại Tiền Tỷ Của Thanh Niên Giàu Ý Chí

28 tuổi, Hoàng Trung Hiếu (thôn Cốc Há, thị trấn Yên Thế, Lục Yên, Yên Bái) đã có trong tay một trang trại chăn nuôi tổng hợp giá trị hàng tỷ đồng.
Anh Hiếu kể, thấy bố mẹ làm lụng vất vả cả đời mà vẫn nghèo, qua đọc sách báo, tìm hiểu nhiều nơi anh thấy chăn nuôi là phù hợp để làm giàu. Đất của nhà rộng, anh thuyết phục bố mẹ cho anh làm trang trại chăn nuôi. “Ngày đầu nghe tôi nói mở trang trại chăn nuôi, bố mẹ tôi rất lo vì không có tiền để làm. Nhưng thấy tôi quyết tâm, bố mẹ đã đi vay họ hàng, làng xóm, ngân hàng cho tôi” - Hiếu nhớ lại.
Anh mua xi măng, cát sỏi, đóng gạch ba banh, tự tay xây dựng hệ thống tường. Tiếp đó, anh vay tiền ngân hàng và bạn bè mua 11 nái lợn. Được chăm sóc cẩn thận, đàn lợn của anh lớn rất nhanh. Với 11 lợn nái, mỗi năm anh bán 50-60 con lợn thương phẩm, thu về hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí lãi 40-50 triệu đồng.
Dẫn tôi đi thăm trang trại trên 2ha, Hiếu giới thiệu rừng quế, vườn cây ăn quả đa dạng. Hiếu cho biết thêm, hiện nay trang trại của anh có 4 con hươu, 2 con lấy nhung và 2 con sinh sản. Mỗi năm bán nhung hươu, anh cũng có trên 20 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn nuôi 250 con gà siêu trứng và gà thịt. Anh dự tính, trong 2 tháng tới khoảng 150 con gà sẽ đẻ trứng, đây cũng là nguồn thu không hề nhỏ. Nhẩm tính, các nguồn thu từ chăn nuôi, mỗi năm anh cũng có ngót nghét 100 triệu đồng. Còn nếu tính cả rừng quế, cây ăn quả trị giá vài tỷ đồng.
Anh Trần Tiến Hưng - Bí thư Huyện đoàn Lục Yên cho biết: “Trang trại của anh Hiếu được đánh giá là mô hình có quy mô lớn nhất huyện, xây dựng rất bài bản, khoa học. Huyện đoàn sẽ nhân rộng mô hình của anh Hiếu cho các đoàn viên học tập”.
Các bạn trẻ muốn tìm hiểu thêm kinh nghiệm làm trang trại của anh Hiếu có thể liên hệ qua số điện thoại: 0917392799.
Có thể bạn quan tâm

Trong bối cảnh lúa gạo tồn đọng lớn, giá cả sụt giảm mạnh, cuộc sống hàng triệu nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đang gặp khó khăn, có lẽ những người thường có ý kiến “phải bảo vệ diện tích đất trồng lúa” cũng phải đắn đo. Đã đến lúc cần có cái nhìn toàn diện về chiến lược phát triển cây lúa, có giải pháp đồng bộ thay vì chỉ tập trung vào mũi xuất khẩu gạo để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao thu nhập nông dân.

Về chất lượng nguồn lao động biển cũng là một vấn đề rất đáng suy nghĩ. Lao động biển hiện nay có trình độ văn hóa thấp hơn so với lao động ở các ngành nghề khác.

Một lượng lớn cá ngừ đại dương của ngư dân không xuất khẩu được, trong khi đó các doanh nghiệp lại phải nhập khẩu cá ngừ đại dương từ các nước khác để tái xuất.

Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đại dương hiện đứng thứ 3 sau tôm và cá ba sa. Nhưng nếu cải tiến khâu đánh bắt, bảo quản, chế biến đúng tiêu chuẩn, giá trị xuất khẩu của loài cá này có thể tăng gấp 10 lần.

Trong tổng số hơn 1.000ha đất nông nghiệp của xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước (Long An), có trên 200ha đất ngoài khu vực đê bao được nông dân khai thác nuôi tôm hơn 10 năm qua, mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, xã còn gần 800ha đất sản xuất nông nghiệp (đã được thi công đê bao ngăn mặn, trữ ngọt) sản xuất lúa 2 vụ.