Trang Trại Tiền Tỷ Của Thanh Niên Giàu Ý Chí

28 tuổi, Hoàng Trung Hiếu (thôn Cốc Há, thị trấn Yên Thế, Lục Yên, Yên Bái) đã có trong tay một trang trại chăn nuôi tổng hợp giá trị hàng tỷ đồng.
Anh Hiếu kể, thấy bố mẹ làm lụng vất vả cả đời mà vẫn nghèo, qua đọc sách báo, tìm hiểu nhiều nơi anh thấy chăn nuôi là phù hợp để làm giàu. Đất của nhà rộng, anh thuyết phục bố mẹ cho anh làm trang trại chăn nuôi. “Ngày đầu nghe tôi nói mở trang trại chăn nuôi, bố mẹ tôi rất lo vì không có tiền để làm. Nhưng thấy tôi quyết tâm, bố mẹ đã đi vay họ hàng, làng xóm, ngân hàng cho tôi” - Hiếu nhớ lại.
Anh mua xi măng, cát sỏi, đóng gạch ba banh, tự tay xây dựng hệ thống tường. Tiếp đó, anh vay tiền ngân hàng và bạn bè mua 11 nái lợn. Được chăm sóc cẩn thận, đàn lợn của anh lớn rất nhanh. Với 11 lợn nái, mỗi năm anh bán 50-60 con lợn thương phẩm, thu về hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí lãi 40-50 triệu đồng.
Dẫn tôi đi thăm trang trại trên 2ha, Hiếu giới thiệu rừng quế, vườn cây ăn quả đa dạng. Hiếu cho biết thêm, hiện nay trang trại của anh có 4 con hươu, 2 con lấy nhung và 2 con sinh sản. Mỗi năm bán nhung hươu, anh cũng có trên 20 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn nuôi 250 con gà siêu trứng và gà thịt. Anh dự tính, trong 2 tháng tới khoảng 150 con gà sẽ đẻ trứng, đây cũng là nguồn thu không hề nhỏ. Nhẩm tính, các nguồn thu từ chăn nuôi, mỗi năm anh cũng có ngót nghét 100 triệu đồng. Còn nếu tính cả rừng quế, cây ăn quả trị giá vài tỷ đồng.
Anh Trần Tiến Hưng - Bí thư Huyện đoàn Lục Yên cho biết: “Trang trại của anh Hiếu được đánh giá là mô hình có quy mô lớn nhất huyện, xây dựng rất bài bản, khoa học. Huyện đoàn sẽ nhân rộng mô hình của anh Hiếu cho các đoàn viên học tập”.
Các bạn trẻ muốn tìm hiểu thêm kinh nghiệm làm trang trại của anh Hiếu có thể liên hệ qua số điện thoại: 0917392799.
Có thể bạn quan tâm
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương trong thời gian tới, nguy cơ nắng nóng kéo dài tiếp tục diễn ra gay gắt, nhiệt độ môi trường, chuồng nuôi cao và những cơn mưa lớn là yếu tố bất lợi trong chăn nuôi. Mặt khác, kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi đợt I/2015 đạt thấp (vắc xin lở mồm long móng trâu, bò đạt 70,43%;

Vụ đông xuân 2014 - 2015, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Đại Lộc phối hợp với UBND xã Đại Cường triển khai mô hình trồng đậu phụng trên 4ha đất lúa chuyển đổi với 40 hộ dân tham gia. Qua thời gian triển khai, giống đậu phụng LDH.01 cho năng suất bình quân 120kg/sào (tương đương là 2,4 tấn/ha).

Khảo nghiệm lúa là công việc được tiến hành thường xuyên và liên tục nhằm lựa chọn các giống lúa tối ưu nhất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán canh tác của địa phương để thay thế dần các giống lúa bị thoái hóa. Là huyện trọng điểm lúa của tỉnh, Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng đến công tác khảo nghiệm giống lúa mới để bổ sung và thay thế dần những giống cũ trong bộ giống lúa của huyện nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.

Ngày 14/1/2015, UBND tỉnh Quảng Trị ra Quyết định số 65/QĐ-UB về việc công nhận 3 xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Thạch và Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2014. Đây cũng là 3 đơn vị đầu tiên của tỉnh Quảng Trị về đích sớm hơn so với lộ trình đăng ký thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (CT MTQG XD NTM).

Từ một nước nghèo đói, không đủ gạo ăn, hơn 20 năm qua, với những quyết sách mạnh mẽ và thuận lợi về thị trường, “hạt ngọc Việt” đã chuyển mình, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế.