Trang Trại Tiền Tỷ Của Thanh Niên Giàu Ý Chí

28 tuổi, Hoàng Trung Hiếu (thôn Cốc Há, thị trấn Yên Thế, Lục Yên, Yên Bái) đã có trong tay một trang trại chăn nuôi tổng hợp giá trị hàng tỷ đồng.
Anh Hiếu kể, thấy bố mẹ làm lụng vất vả cả đời mà vẫn nghèo, qua đọc sách báo, tìm hiểu nhiều nơi anh thấy chăn nuôi là phù hợp để làm giàu. Đất của nhà rộng, anh thuyết phục bố mẹ cho anh làm trang trại chăn nuôi. “Ngày đầu nghe tôi nói mở trang trại chăn nuôi, bố mẹ tôi rất lo vì không có tiền để làm. Nhưng thấy tôi quyết tâm, bố mẹ đã đi vay họ hàng, làng xóm, ngân hàng cho tôi” - Hiếu nhớ lại.
Anh mua xi măng, cát sỏi, đóng gạch ba banh, tự tay xây dựng hệ thống tường. Tiếp đó, anh vay tiền ngân hàng và bạn bè mua 11 nái lợn. Được chăm sóc cẩn thận, đàn lợn của anh lớn rất nhanh. Với 11 lợn nái, mỗi năm anh bán 50-60 con lợn thương phẩm, thu về hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí lãi 40-50 triệu đồng.
Dẫn tôi đi thăm trang trại trên 2ha, Hiếu giới thiệu rừng quế, vườn cây ăn quả đa dạng. Hiếu cho biết thêm, hiện nay trang trại của anh có 4 con hươu, 2 con lấy nhung và 2 con sinh sản. Mỗi năm bán nhung hươu, anh cũng có trên 20 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn nuôi 250 con gà siêu trứng và gà thịt. Anh dự tính, trong 2 tháng tới khoảng 150 con gà sẽ đẻ trứng, đây cũng là nguồn thu không hề nhỏ. Nhẩm tính, các nguồn thu từ chăn nuôi, mỗi năm anh cũng có ngót nghét 100 triệu đồng. Còn nếu tính cả rừng quế, cây ăn quả trị giá vài tỷ đồng.
Anh Trần Tiến Hưng - Bí thư Huyện đoàn Lục Yên cho biết: “Trang trại của anh Hiếu được đánh giá là mô hình có quy mô lớn nhất huyện, xây dựng rất bài bản, khoa học. Huyện đoàn sẽ nhân rộng mô hình của anh Hiếu cho các đoàn viên học tập”.
Các bạn trẻ muốn tìm hiểu thêm kinh nghiệm làm trang trại của anh Hiếu có thể liên hệ qua số điện thoại: 0917392799.
Có thể bạn quan tâm

Bén rễ trên miền đất đỏ cao nguyên đã mấy chục năm nay và cây dâu con tằm đã trải qua bao nhiêu thăng trầm nhưng những cư dân nơi đây vẫn duy trì nó như gìn giữ một nghề truyền thống của tổ tiên xưa.

Trứng gà omega 3 đang được rao bán với giá cao gấp đôi trứng gà thường nhưng người tiêu dùng chỉ có thể phân biệt được trứng omega 3 và trứng thường thông qua công bố của nhà sản xuất

Trên 506 triệu đồng là kinh phí thực hiện Đề tài “Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây ba kích dưới tán cây lâm nghiệp, cây ăn quả tại Tây Yên Tử, huyện Sơn Động” Chủ tịch UBND tỉnh vừa phê duyệt.

Sự việc sản phẩm nấm của người dân Yên Thành (Nghệ An) sản xuất ra không bán được một lần nữa phản ánh một thực trạng, chuỗi quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ đối với các sản phẩm của ngành nông nghiệp hiện còn đang tồn tại nhiều hạn chế.

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, sau khi rời quân ngũ, anh Trần Văn Hải trở về quê hương (xóm 10, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) và nung nấu ý chí thay đổi cuộc đời. Sau khi nghiên cứu, nhận thấy giống cam Bù rất thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, anh quyết định đầu tư trồng loại cây này. Cái tên “Hải cam” cũng xuất hiện từ đó.