Trang Trại Tiền Tỷ Của Nông Dân 8X

Nói đến anh Dương Danh Đức, thôn Quyết Tiến, xã Thạch Xuân (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bà con trong thôn ai cũng biết. Mới 28 tuổi, anh đã có trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Anh Đức kể, ban đầu anh xin nhận lại bãi đất hoang xã không sử dụng để cải tạo. Trước khi làm, anh đến một số trang trại của các xã bạn học hỏi kinh nghiệm nhưng mỗi nơi mỗi khác, không thể áp dụng giống như họ đã làm. Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, anh quyết định đầu tư trang trại với diện tích 6ha, chủ yếu là nuôi vịt, cá. “Khi đó vốn chưa có nhiều, lại thiếu kinh nghiệm nên tôi chỉ làm nhỏ thôi”- anh Đức kể.
Khi đã có kinh nghiệm, anh vay ngân hàng mua thêm vịt, mở rộng hồ nuôi cá, mua thêm bò mẹ về nuôi. Nhưng đúng lúc này, dịch cúm gia cầm bùng phát, toàn bộ vịt cũng như trứng không bán được. Một số trang trại bán tống bán tháo đàn gia cầm, nhưng anh vẫn nuôi chờ bệnh dịch sớm qua. Nhưng, dịch kéo dài hơn anh nghĩ. Không có vốn xoay vòng, anh phải bán bớt 10 con bò mẹ vừa mua, chỉ để lại 3 con để nuôi. Mặt khác, anh vay lúa của anh em họ hàng cho vịt ăn. Tiền nợ ngày càng nhiều, nhiều lúc anh có ý định bỏ trang trại để đi xuất khẩu lao động. Nhưng được gia đình động viên, anh đã quyết tâm gây dựng lại trang trại.
Sau thất bại, anh nhận thấy mình thiếu rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi, nhất là về thú y. Anh dành thời gian tham gia các lớp tập huấn thú y do Hội ND tổ chức. Có kiến thức, anh tự tin thế chấp ngôi nhà đang ở để vay vốn tiếp tục con đường làm giàu của mình.
Năm 2006, anh nhận thêm 16ha đất rừng của xã để trồng keo lá tràm kết hợp với nuôi bò, lợn rừng… Trời đã không phụ công anh, trang trại của anh ngày càng phát triển. Bây giờ anh đã có trong tay trang trại hơn 21ha, trong đó có 15ha trồng keo lá tràm, diện tích còn lại anh nuôi vịt, gà, lợn rừng, bò, cá.
Anh dự định sẽ mở rộng trang trại để nuôi thêm các vật nuôi sinh lời nhanh nhưng vẫn chưa “bật mí” là nuôi con gì. “Lúc nào mình thành công, sẽ mời các bạn tới tham quan”- anh cười chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Sau 7 năm triển khai thực hiện, câu chuyện về dự án xây dựng vùng sản xuất rau an toàn (RAT) của tỉnh với kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tích cực vẫn còn ngổn ngang, dang dỡ.
Hiện nay tình hình thời tiết trên toàn tỉnh Khánh Hòa thường xuyên có mưa rào và dông nhiều nơi, Chi cục Bảo vệ thực vật Khánh Hòa đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng vụ mùa.

Điều Bình Phước sẽ trở thành chỉ dẫn địa lý. Đó là thông tin vui với người trồng điều và doanh nghiệp chế biến điều cũng như các cấp quản lý ở Bình Phước.

Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chỉ để 700 ha là đất vườn của các hộ dân để trồng sắn, làm thức ăn cho chăn nuôi.
Tận dụng diện tích đất trống sau khai thác, trước khi chờ thời gian trồng vụ tràm mới, nhiều hộ dân trên lâm phần rừng tràm U Minh Hạ (Cà Mau) trồng vụ lúa thần nông (gọi là vụ lúa lỡ) để kiếm thêm thu nhập, hiện lúa đã đến ngày thu hoạch.