Trang trại rau đầu tiên của Việt Nam được Mỹ, EU chứng nhận hữu cơ

Sản phẩm ở trang trại được đánh số để truy xuất nguồn gốc.
Đây là trang trại trồng rau quả nhiệt đới đầu tiên tại Việt Nam được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ của hai tổ chức trên.
Trang trại rộng 1,8ha đang trồng gần 100 loại rau củ quả nhiệt đới gồm rau ăn lá, rau ăn hoa, rau ăn trái, rau ăn củ, rau thơm, thảo dược và các loại cây ăn trái.
Trang trại hữu cơ Organica được bắt đầu triển khai vào đầu năm 2013 với sự hỗ trợ của tổ chức cấp chứng nhận Control Union.
Sau gần 3 năm thực hiện theo các yêu cầu nghiêm ngặt của quy trình canh tác hữu cơ của Mỹ và EU, các chuyên gia của Control Union đã đến Việt Nam đánh giá và cấp chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ vào cuối tháng 10 vừa qua.
Trong quá trình canh tác, các sản phẩm đều được đánh số để bảo đảm quy trình truy xuất nguồn gốc.
Do không được sử dụng chất hóa học và thuốc trừ sâu, trang trại phải sử dụng ớt, tỏi, hạt nêm để xua đuổi côn trùng hoặc dùng bạt nilon để ngăn cỏ hay dùng các thuốc bảo vệ sinh học (được cho phép của USDA và EU).
Chứng nhận hữu cơ được coi là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm có yêu cầu cao nhất thế giới hiện nay.
Không chỉ đảm bảo các sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn do không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học, các chất kích thích, tăng trưởng, hormon hay giống biến đổi gene (GMO) mà canh tác hữu cơ còn đảm bảo các yếu tố thân thiện môi trường, bảo đảm đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
Sản phẩm được chứng nhận hữu cơ này có giá trị không chỉ tại nước được cấp chứng nhận mà còn được công nhận tại Mỹ, EU và toàn thế giới.
Hiện sản phẩm rau hữu cơ được bán tại hai cửa hàng thực phẩm hữu cơ Organica tại số 130 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 và số 54 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng mới, tìm hướng phát triển kinh tế cho riêng mình, đó là cách nghĩ và áp dụng của một số hộ dân tại xã Sông Bình, huyện Bắc Bình. Trong đó mô hình trồng xoài Đài Loan đỏ của gia đình ông Phạm Quốc Vinh là một điển hình, có nhiều triển vọng.

Năm 2014, bệnh đốm nâu trên cây thanh long đã gây thiệt hại cho người trồng các địa phương ở mức đáng báo động. Diện tích bị nhiễm bệnh đốm nâu cao nhất vào tháng 8 - 9/2014 lên đến 12.870 ha, chiếm 53,1% diện tích thanh long toàn tỉnh.

“Các địa phương tăng cường biện pháp kỹ thuật vệ sinh đồng loạt đối với các vườn thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu, khu vực lân cận, như thu gom cành rơi vãi, chặt tỉa cành bệnh, ủ bằng chế phẩm sinh học BIO-ADB tiêu diệt bào tử nấm; đồng thời sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bón phân cân đối đảm bảo phòng, trừ bệnh đốm nâu đạt hiệu quả cao. Sở Nông nghiệp & PTNT phổ biến kịp thời các thông tin mới, ý kiến cơ quan khoa học về cách phòng ngừa bệnh này cho người trồng thanh long thực hiện”.

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, 2.000 tấn vải đã được ký kết để đưa vào Hapro; 1.000 tấn được đưa vào Coop mart, 100 tấn/tháng vào Big C, 200 tấn/tháng vào siêu thị Fivimart và Hiway…

Mặc dù từ đầu năm tới nay, tình hình XK tôm sang Mỹ sụt giảm mạnh mẽ, tuy nhiên, theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ nay tới hết năm, XK tôm sang Mỹ sẽ tăng lên.