Trang Trại Nuôi Vịt Giống Theo Hướng An Toàn Sinh Học

Tích lũy kinh nghiệm bằng thâm niên nuôi vịt chạy đồng rồi sang nuôi vịt thịt, nuôi vịt sinh sản nhốt tại chỗ, ông Võ Văn Vân ở ấp Mỹ Tây, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã chuyển sang nuôi vịt giống theo hướng an toàn sinh học và mở thêm lò ấp trứng.
Sau trận dịch cúm gia cầm, ông Vân đã chuyển cơ sở chăn nuôi vịt giống từ huyện Bình Chánh về quê nhà tại ấp Mỹ Tây, xã Mỹ Lệ. Hiện nay, ông Vân chia trang trại của mình thành hai phần: một trại chuyên nuôi vịt giống theo mô hình an toàn sinh học và một trại đặt máy ấp vịt, xung quanh và thiết kế ao cá, hồ nuôi ba ba và trồng cây ăn trái. Trang trại được bố trí ngoài đồng ruộng, tách biệt khu dân cư vài trăm mét.
Số lượng vịt giống đang nuôi ở trang trại là 1.500 con và số lượng nuôi vệ tinh khu vực lân cận trên 1.000 con. Giống vịt ông chọn nuôi mấy năm qua là vịt giống của công ty và của trại VIGOVA (Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi) và hiện nay ông cũng là thành viên trong nhóm thực hiện “Mô hình chăn nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học” của đơn vị này.
Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi, ông cho biết: để giữ chữ tín chất lượng nên ông phải chọn con giống bố mẹ đầu dòng có nguồn gốc rõ ràng, và chuồng trại nuôi phải sạch sẽ, vệ sinh định kỳ, sử dụng thức ăn chủ yếu của công ty và cho uống nước lọc sạch, thường xuyên tiêm chủng vắc-xin theo định kỳ và có thú y viên theo dõi… Cứ 100 con mái thì ông nuôi 15 con trống, tỉ lệ trứng đậu đạt trên 80%.
Ông Vân cho biết thêm, với cách nuôi an toàn và chăm sóc vịt cẩn thận nên trang trại được cấp giấy chứng nhận con giống sạch bệnh. Vịt giống của ông chủ yếu ấp bán theo đơn đặt hàng nhiều tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Đồng Nai… Tuy nhiên, từ sau khi bị dịch cúm gia cầm đến nay và thời gian gần đây do ảnh hưởng của giá thức ăn tăng vọt, ông giảm lượng ấp trứng hơn phân nữa so với lúc trước, bình quân 5 ngày ấp bán từ 3.000-5.000 con. Và ông chỉ tăng số lượng trứng ấp khi đồng lúa gần thu hoạch.
Thú y viên xã Mỹ Lệ - Võ Văn Nghiêm cho biết thêm, ông thường xuyên theo dõi tiêm chủng định kỳ đàn vịt và nhận thấy trang trại nuôi vịt giống của ông Vân thực hiện đúng công tác phòng chống dịch bệnh. Vì vậy, trang trại nuôi hiệu quả và thành công, thu nhập chính từ con giống những năm gần đây có thể kiếm được trên 50 triệu đồng và thu hoạch từ bán cá trên10 tấn/năm cũng kiếm thêm vài chục triệu đồng nữa.
Có thể bạn quan tâm

Sầu riêng Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch. Giá mặt hàng nông sản này được các thương lái đặt cọc thu mua tại vườn khá cao. Thế nhưng, người dân vẫn không vui, bởi năm nay, sản lượng sầu riêng giảm nghiêm trọng do bị rụng trái non khi mưa chuyển mùa.

Hiện nay, Tiền Giang xây dựng được vùng trồng chuyên canh dừa gần 15.000 ha, vượt gần 3% so kế hoạch cả năm và tăng 2% so cùng kỳ năm trước. Diện tích dừa tập trung tại các huyện ven biển nhiều khó khăn phía Đông: Tân Phú Đông, Chợ Gạo, Gò Công Tây… Tỉnh tích cực chuyển giao kỹ thuật thâm canh nhằm tạo thêm nguồn hàng hóa cung ứng thị trường, giúp nông dân tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống.

Từ hiệu quả kinh tế cây chuối mô mang lại, năm 2015 nông dân thôn Cốc Lầy, xã Lùng Vai (Mường Khương - Lào Cai) đã mạnh dạn đầu tư trồng mới thêm 25 ha cây chuối mô, nâng tổng diện tích cây chuối mô tại huyện Mường Khương lên hơn 304 ha.

Nhờ thời tiết thuận lợi và tích cực áp dụng các biện pháp thâm canh, năm nay các nhà vườn trong tỉnh Bắc Giang lại tiếp tục đón một mùa nhãn bội thu. Trà nhãn sớm bắt đầu cho thu hoạch, tiêu thụ thuận lợi mang lại niềm vui cho người làm vườn sau khi mùa vải thiều vừa khép lại.

Viện khoa học nông nghiệp Tây Nguyên đã nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu bảo quản lạnh trái bơ sau thu hoạch". Chủ nhiệm đề tài, KS. Hoàng Mạnh Cường cho biết, thời gian bảo quản dài nhất đạt được đối với trái bơ qua các thí nghiệm là 18 ngày, trong đó giữ những khay/hộp trái bơ trong kho bảo quản có nhiệt độ duy trì 8 độ C trong 15 ngày và trưng bày trên kệ của cửa hàng có nhiệt độ không khí 20 độ C 3 ngày chờ khách mua.