Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang Trại Nuôi Lợn Thu Tiền Tỷ

Trang Trại Nuôi Lợn Thu Tiền Tỷ
Ngày đăng: 15/06/2013

Đến xã Đắk Sin, cách thị xã Gia Nghĩa của huyện Đắk RLấp khoảng 47 km, tôi cùng chị Quyên - phó chủ tịch xã đi thăm một số trang trại chăn nuôi heo (lợn) sinh sản và heo thịt. Địa điểm cuối cùng chúng tôi dừng chân là trang trại của anh Nguyễn Văn Hưởng ở thôn 3. Năm 2006, gia đình anh quyết định đầu tư 1,4 tỷ đồng xây dựng một trang trại nuôi heo siêu nạc “bài bản” mà trước đó ở Đắk Nông chưa ai dám làm.

Với tổng diện tích trang trại là 6.000 m2, trong đó có 4 dãy chuồng trên 1.000 m2, trang trại heo của anh Hưởng được xem là “hoành tráng” nhất của tỉnh hiện nay. Trang trại được xây dựng khép kín, phía trong chia thành từng ô lớn, nhỏ khác nhau. Heo mẹ, heo thịt, heo con, heo đang mang thai, heo đực,… tuỳ theo loại được nuôi riêng. Theo định kỳ, hàng tháng, bác sỹ hoặc cán bộ thú y của những công ty chăn nuôi lớn ở TP.HCM lên thăm khám và chích thuốc phòng bệnh.

Trước khi cho heo ăn, toàn bộ máng đựng thức ăn đều được dùng khăn sạch lau khô cẩn thận. Mặc dù trang trại luôn có 60 con heo sinh sản và 500-600 con heo thịt nhưng không hề gây ô nhiễm bởi đàn heo thường xuyên được tắm rửa. Quá trình chăm sóc, toàn bộ chất thải trong chăn nuôi đều được xử lý khép kín bằng hệ thống hầm biogas. Cũng từ việc tận dụng chất thải mà gia đình anh đã cung cấp gas cho nhiều hộ khác trong xóm sử dụng.

Theo anh Hưởng, đầu tư lớn thì phải tính toán khoa học. Từ sản xuất con giống đến bán heo thịt phải biết chính xác lãi lỗ. Mỗi năm, tiền thức ăn cho đàn heo trên 1,5 tỷ đồng, nếu không tính toán chính xác thì lỗ sẽ không nhỏ. Rồi chi phí như khấu hao chuồng trại, điện, nước, công chăm sóc, khấu hao tư liệu sản xuất như hiện nay, trừ chi phí, gia đình lãi trên 2 tỷ đồng/năm.

Giờ đây anh Hưởng đã có trong tay hàng tỷ đồng. Lợi nhuận mỗi ngày anh thu được bằng vài tháng thu nhập của chính anh trước đây. Anh tâm sự: “Trước đây tôi bán rẫy để đầu tư sản xuất, giờ sẽ mua lại để mở trang trại gấp đôi quy mô hiện có. Việc tăng tỷ lệ tự động trong khâu chăm sóc, giảm chi phí nhân công, tăng tần suất một heo nái 2 năm sinh 5 lứa… là điều trang trại đang tập trung làm”.

Gia đình anh đã đầu tư mua 2 chiếc xe tải vận chuyển cám từ nhà máy về và đưa heo đến tận nơi khách hàng yêu cầu. Anh dự kiến cuối năm nay và đầu năm 2011 sẽ nuôi 120 con heo sinh sản và từ 1.000- 1.200 con heo thịt. Trong tương lai, anh đang xúc tiến thành lập HTX chăn nuôi để tăng sức cạnh tranh và cùng bà con làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Nghề Nuôi Chim Yến Tại Việt Nam Triển Vọng Nghề Nuôi Chim Yến Tại Việt Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Festival Biển 2013, vừa qua, Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Yến sào Khánh Hòa tổ chức Hội thảo khoa học phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam. Gần 100 nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành về nghề nuôi chim yến trong cả nước tham dự.

10/06/2013
UBND Tỉnh Chỉ Đạo Khẩn Trương Thu Mua Mía Cho Nông Dân UBND Tỉnh Chỉ Đạo Khẩn Trương Thu Mua Mía Cho Nông Dân

Trước tình trạng hàng trăm ha mía của nông dân đã chín và tới kỳ thu hoạch, nhưng chưa được Nhà máy đường Phổ Phong thu mua, khiến những diện tích trên đang đứng trước nguy cơ mất mùa do nắng nóng, mía trổ cờ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản chỉ đạo việc thu mua mía.

10/06/2013
Chuyển Đất Lúa Sang Trồng Bắp Chuyển Đất Lúa Sang Trồng Bắp

Trong khi người trồng lúa đang như ngồi trên lửa vì giá lúa rớt thê thảm, thì người trồng bắp (ngô) ở ĐBSCL đang có lợi nhuận khá cao, ngay trên những mảnh đất trước đây từng là đất lúa.

10/06/2013
Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Sặc Rằn Ở An Phú (An Giang) Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Sặc Rằn Ở An Phú (An Giang)

Nhằm giúp nông dân có định hướng nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”, từ tháng 3 - 2011 đến tháng 3 - 2013.

10/06/2013
Quy Hoạch Theo Lợi Thế Quy Hoạch Theo Lợi Thế

Với lợi thế có vùng đất bãi trù phú ven sông Đáy, trong những năm qua, trên địa bàn huyện Hoài Đức đã hình thành một số vùng trồng cây ăn quả theo hướng tập trung cho thu nhập cao. Tuy nhiên, để nhân rộng những mô hình này, huyện cần có quy hoạch sản xuất cụ thể, trọng tâm hơn.

10/06/2013