Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang trại nổi khổng lồ trồng rau nuôi cá trên mặt nước

Trang trại nổi khổng lồ trồng rau nuôi cá trên mặt nước
Ngày đăng: 19/10/2015

Càng ngày khí hậu càng có xu hướng khắc nghiệt hơn, trong khi dân số thế giới không ngừng tăng là những yếu tố chính đẩy con người đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Giải pháp cho vấn đề này vừa được Công ty Kiến trúc Cấp tiến (Forward-thinking Architecture) - một công ty kiến trúc ở Barcelona (Tây Ban Nha) đưa ra, đó là thay vì xây dựng nhiều trang trại hơn trên đất liền, con người có thể tạo ra các trang trại nổi khổng lồ trên mặt nước. 

 

Mô hình trang trại nổi thông minh mới chỉ được lên ý tưởng và sẽ phải được tính toán rất kỹ nếu áp dụng vào thực tiễn

Ý tưởng trên được cho là một ví dụ điển hình của lối tư duy đổi mới mà chúng ta cần để phát triển nông nghiệp bền vững và có trách nhiệm.

 Công ty kiến trúc Barcelona đã phác họa cấu trúc của các trang trại nổi thông minh với diện tích khoảng 204.386 m2 bao gồm trang trại nuôi cá, trang trại trồng trọt bằng phương pháp thủy canh, các tấm pin mặt trời lớn được lắp đặt trên mái trang trại để cung cấp năng lượng sạch.

Trang trại nổi sẽ được neo chặt vào đáy biển trên các đại dương hoặc sông, hồ và có thể di động bằng tàu kéo khi cần thiết. 

Trang trại cây trồng sẽ được xây dựng ở phía trên để nước thải từ đây sẽ chảy xuống trang trại cá bên dưới.

Trong khi đó, chất thải từ trang trại cá cũng sẽ được tận dụng lại cho cây trồng.

Như vậy các trang trại nổi thông minh có thể tự duy trì hoạt động bằng nhiều cách.

Ngoài ra, trang trại nổi cũng sẽ bao gồm cả một nhà máy khử muối (trong nước biển), lò giết mổ, kho chế biến, bảo quản cũng như được trang bị loạt tuabin gió và các máy chuyển đổi sóng biển thành năng lượng để duy trì hoạt động của trang trại.

Trang trại nổi thông minh dĩ nhiên sẽ có chức năng tự hoạt động, do đó, không cần tốn quá nhiều nhân lực ở đây.

Ước tính, mỗi trang trại thông minh sẽ sản xuất khoảng 8 tấn rau và 1,7 tấn cá mỗi năm.

Mục tiêu của trang trại là cung cấp nguồn lương thực thực phẩm thường xuyên cho các thành phố đông dân, chẳng hạn New York, Chicago, Seattle, Los Angeles, Tokyo, Jakarta, Thượng Hải, Karachi hay Thâm Quyến....

Mặc dù dự án này đòi hỏi chi phí khổng lồ để thiết kế, xây dựng và duy trì hoạt động, song ông James Quinn - Giáo sư về khoa học môi trường và chính sách tại Đại học California cho rằng ý tưởng của công ty kiến trúc Cấp tiến hoàn toàn khả thi. 

Toàn cảnh mô hình trang trại nổi thông minh của Công ty Kiến trúc Cấp tiến

"Tôi thích ý tưởng này...

dù tôi hoài nghi việc trang trại này có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn kinh phí hỗ trợ khổng lồ.

Chẳng hạn, trang trại sẽ sản xuất ra rau sạch, hay hàu giàu protein và có giá trị cao.

Tuy nhiên, doanh thu hàng năm từ việc bán các mặt hàng trên sẽ không thể vượt quá 100.000 USD...", ông James Quinn nhấn mạnh.

Theo giáo sư này, sẽ kinh tế hơn nếu trang trại như vậy được xây dựng gần các khu nghỉ dưỡng cao cấp để nông sản sạch vào các nhà bếp cao cấp ở đây và xuất hiện trên các bữa ăn của giới thượng lưu.

Ước tính, dân số trên toàn thế giới sẽ tăng lên mức 9,6 tỷ người vào năm 2050.

Theo đó, sản lượng lương thực toàn cầu cũng phải tăng 70%, riêng các nước đang phát triển phải tăng 100% để đáp ứng nhu cầu lương thực của 9,6 tỷ người.

Để phát triển và mở rộng sản xuất nông nghiệp thì hai yếu tố vô cùng quan trọng là đất và nước.

Tuy nhiên, cả hai nguồn tài nguyên này đang ngày càng bị cạn kiệt do các tác động tiêu cực của con người, biến đổi khí hậu, thiên tai...


Có thể bạn quan tâm

Tỷ Phú Cá Lăng Đuôi Đỏ Tỷ Phú Cá Lăng Đuôi Đỏ

Ông Nguyễn Nhật Lệ, GĐ Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk cho biết, toàn tỉnh có khoảng 150 hộ nuôi cá lăng đuôi đỏ với diện tích 15 ha, chủ yếu nuôi trong ao đất và lồng bè. Điển hình là hộ anh Nguyễn Minh Tuấn, người tiên phong nuôi cá lăng đuôi đỏ ở hồ Ea Kao.

07/07/2013
Vì Sao Phải Ứng Dụng Tiêu Chuẩn Sản Xuất An Toàn Thực Phẩm Trên Cây Trái? Vì Sao Phải Ứng Dụng Tiêu Chuẩn Sản Xuất An Toàn Thực Phẩm Trên Cây Trái?

Đó là chủ đề chính trong hội thảo khoa học vừa được Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Chợ Lách và Ban Quản lý Dự án DBRP phối hợp tổ chức tại Chợ Lách (Bến Tre). Nhiều nhà khoa học đến từ các viện, trường và hàng trăm nông dân trong, ngoài tỉnh đã đến dự.

07/07/2013
Mở Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Hươu Quy Mô Lớn Ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) Mở Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Hươu Quy Mô Lớn Ở Hương Sơn (Hà Tĩnh)

Lâu nay, nghề chăn nuôi hươu ở huyện miền núi Hương Sơn đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đặc biệt trong thời gian gần đây bằng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp nên nghề chăn nuôi hươu trên địa bàn đã có bước phát triển vượt bậc, việc xây dựng mô hình theo hướng tập trung hàng hóa thực sự có sức lan tỏa rộng lớn trong nếp nghĩ, cách làm của hầu hết người dân.

08/04/2013
Tập Huấn Kỹ Thuật Phòng Trừ Ruồi Đục Quả Táo Tập Huấn Kỹ Thuật Phòng Trừ Ruồi Đục Quả Táo

Tại buổi tập huấn, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con tìm hiểu các triệu chứng, đặc điểm, chu trình gây hại của ruồi đục quả và biện pháp phòng trừ bằng bẫy bả sinh học Ento – Pro. Qua đó giúp nông dân phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm táo.

15/08/2013
Hiệu Quả Cánh Đồng Mẫu Vùng Đầu Nguồn An Giang Hiệu Quả Cánh Đồng Mẫu Vùng Đầu Nguồn An Giang

Tổng kết sản xuất vụ thu đông năm 2012, nông dân xã Tân Thạnh – vùng đầu nguồn của thị xã. Tân Châu (tỉnh An Giang) vô cùng phấn khởi bởi hiệu quả từ cánh đồng mẫu mang lại. Với năng suất thu hoạch đạt 7,1 tấn/ha, giá lúa 5.000 đồng/kg, giá thành sản xuất chỉ 2.800 đồng/kg; sau khi trừ chi phí còn thu lợi nhuận trên mỗi ha 15,5 triệu đồng.

21/02/2013