Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang trại nhà nông ở lưng chừng trời Hà Nội

Trang trại nhà nông ở lưng chừng trời Hà Nội
Ngày đăng: 12/09/2015

Phố Quan Hoa nay chính là vùng đất trồng húng Láng nổi tiếng từ xa xưa. Ngày nay vùng đất này đã đô thị hóa và không còn ai trồng húng Láng nữa. Ô nhiễm rau quả, thực phẩm từ nhiều năm nay đã trở thành vấn nạn nên rất nhiều gia đình ở Hà Nội từ lâu chuyển sang tự trồng rau trong những thùng, hộp đặt quanh nhà.

Gia đình anh Chính, chị Thu dành hẳn sân thượng của ngôi nhà 3 tầng để chăn nuôi, trồng rau và hoàn toàn chăm bón theo kiểu truyền thống.

Không đầu tư hệ thống tưới điện tử, anh Chính, chị Thu hoàn toàn chăm sóc vườn rau, đàn gà giống như những người nông dân thực thụ.

Anh Chính chia sẻ, thực ra vợ chồng anh vẫn đi làm hàng ngày, chị Thu là kế toán một trường mầm non ở Mai Dịch, anh Chính kinh doanh tự do. Việc chăm sóc vườn rau, đàn gà cũng là cách anh chị rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Nửa diện tích sân thượng được gia chủ đổ đất trồng các loại rau muống, rau lang, rau đay...

Ngoài ra, hàng chục chiếc hộp xốp trồng các loại rau cải, mồng tơi, rau ngót... đặt khắp sân thượng. Các hộp trồng rau đều được đục lỗ để thoát nước lúc trời mưa to.

Quanh tường rào sân thượng được gia chủ dựng lưới đan bằng dây cáp viễn thông đã bỏ đi làm giàn cho mướp, bí, lặc lè leo.

Một chuồng nuôi với diện tích chừng 5 mét vuông nuôi 40 con gà ta được dựng trên sân thượng.

Khu trồng trọt, chăn nuôi được đặt trên nóc ngôi nhà 3 tầng của vợ chồng anh Chính, chị Thu nằm trong con ngõ nhỏ trên phố Quan Hoa.

Anh Chính cho biết: "Trời nắng, mỗi ngày tưới rau 2 lần sáng, chiều. Tiết trời râm mát thì chỉ tưới 1 lần còn trời nắng nóng thì 3 lần, thêm một lần tưới vào lúc giữa trưa."

Ngoài tưới rau bằng nước máy, nước tiểu của chính người trong gia đình được trữ trong các thùng cũng dùng để tưới rau.

Bù nhìn được cắm rải rác để chống sự phá hoại của chim chóc.

Phân gà được trữ lại, ủ trong thùng dùng bón cho đất trồng rau.

Gà ta khoảng 8 lạng được anh chị mua về nuôi làm thịt dần.

Hiện trong số 40 con gà đang nuôi có 6 gà đẻ hàng ngày cung cấp trứng cho gia đình.

Chị Thu cho biết hơn 2 năm nay gia đình chỉ ăn rau nhà trồng, không mua rau ngoài chợ do lo ô nhiễm các loại thuốc bảo vệ thực vật...

Chị Thu thường xuyên phải cho họ hàng, hàng xóm rau vì gia đình ăn không hết.

Anh chị cho biết rau trồng, gà nuội chỉ để gia đình ăn, thừa thì biếu, cho chứ không bán.


Có thể bạn quan tâm

Giúp hộ nghèo có hướng làm ăn Giúp hộ nghèo có hướng làm ăn

“Nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, gia đình tôi không chỉ được vay vốn hộ nghèo đầu tư phát triển sản xuất mà còn được vay cả vốn cho con đi học đến nơi đến chốn” - chị Nguyễn Minh Khuyến, thôn Dĩnh Tân, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang thổ lộ.

02/10/2015
Gà lông trắng không có thế mạnh Gà lông trắng không có thế mạnh

Đó là ý kiến của ông Trần Duy Thanh- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp Hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam.

02/10/2015
Sản phẩm đặc trưng sâm Ngọc Linh và ô tô Sản phẩm đặc trưng sâm Ngọc Linh và ô tô

Trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ (KH-CN) giai đoạn 2015 - 2020, Quảng Nam tập trung phát triển hai sản phẩm đặc trưng là sâm Ngọc Linh và ô tô, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

02/10/2015
Khó đưa vốn về thị trường nông thôn Khó đưa vốn về thị trường nông thôn

Thiếu cơ sở hạ tầng, dự án lớn, món vay nhỏ, địa bàn rộng, chính sách nông nghiệp bất cập lẫn việc có quá nhiều rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ở thị trường nông nghiệp, nông thôn nên lượng vốn tín dụng đầu tư vào khu vực này vẫn không đạt như ý muốn của giới ngân hàng.

02/10/2015
Bảo tồn và phát triển cây ngô đồng ở Cù Lao Chàm Bảo tồn và phát triển cây ngô đồng ở Cù Lao Chàm

Bà Nguyễn Thị Vân - Trưởng phòng Kinh tế TP.Hội An cho biết, để làm sản phẩm lưu niệm thu hút du lịch tại đảo Cù Lao Chàm, TP.Hội An đang triển khai và vận động người dân cùng các lực lượng trên đảo tiến hành trồng, chăm sóc, bảo vệ cây ngô đồng - loại cây đặc hữu trên đảo.

02/10/2015