Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang trại nhà nông ở lưng chừng trời Hà Nội

Trang trại nhà nông ở lưng chừng trời Hà Nội
Ngày đăng: 12/09/2015

Phố Quan Hoa nay chính là vùng đất trồng húng Láng nổi tiếng từ xa xưa. Ngày nay vùng đất này đã đô thị hóa và không còn ai trồng húng Láng nữa. Ô nhiễm rau quả, thực phẩm từ nhiều năm nay đã trở thành vấn nạn nên rất nhiều gia đình ở Hà Nội từ lâu chuyển sang tự trồng rau trong những thùng, hộp đặt quanh nhà.

Gia đình anh Chính, chị Thu dành hẳn sân thượng của ngôi nhà 3 tầng để chăn nuôi, trồng rau và hoàn toàn chăm bón theo kiểu truyền thống.

Không đầu tư hệ thống tưới điện tử, anh Chính, chị Thu hoàn toàn chăm sóc vườn rau, đàn gà giống như những người nông dân thực thụ.

Anh Chính chia sẻ, thực ra vợ chồng anh vẫn đi làm hàng ngày, chị Thu là kế toán một trường mầm non ở Mai Dịch, anh Chính kinh doanh tự do. Việc chăm sóc vườn rau, đàn gà cũng là cách anh chị rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Nửa diện tích sân thượng được gia chủ đổ đất trồng các loại rau muống, rau lang, rau đay...

Ngoài ra, hàng chục chiếc hộp xốp trồng các loại rau cải, mồng tơi, rau ngót... đặt khắp sân thượng. Các hộp trồng rau đều được đục lỗ để thoát nước lúc trời mưa to.

Quanh tường rào sân thượng được gia chủ dựng lưới đan bằng dây cáp viễn thông đã bỏ đi làm giàn cho mướp, bí, lặc lè leo.

Một chuồng nuôi với diện tích chừng 5 mét vuông nuôi 40 con gà ta được dựng trên sân thượng.

Khu trồng trọt, chăn nuôi được đặt trên nóc ngôi nhà 3 tầng của vợ chồng anh Chính, chị Thu nằm trong con ngõ nhỏ trên phố Quan Hoa.

Anh Chính cho biết: "Trời nắng, mỗi ngày tưới rau 2 lần sáng, chiều. Tiết trời râm mát thì chỉ tưới 1 lần còn trời nắng nóng thì 3 lần, thêm một lần tưới vào lúc giữa trưa."

Ngoài tưới rau bằng nước máy, nước tiểu của chính người trong gia đình được trữ trong các thùng cũng dùng để tưới rau.

Bù nhìn được cắm rải rác để chống sự phá hoại của chim chóc.

Phân gà được trữ lại, ủ trong thùng dùng bón cho đất trồng rau.

Gà ta khoảng 8 lạng được anh chị mua về nuôi làm thịt dần.

Hiện trong số 40 con gà đang nuôi có 6 gà đẻ hàng ngày cung cấp trứng cho gia đình.

Chị Thu cho biết hơn 2 năm nay gia đình chỉ ăn rau nhà trồng, không mua rau ngoài chợ do lo ô nhiễm các loại thuốc bảo vệ thực vật...

Chị Thu thường xuyên phải cho họ hàng, hàng xóm rau vì gia đình ăn không hết.

Anh chị cho biết rau trồng, gà nuội chỉ để gia đình ăn, thừa thì biếu, cho chứ không bán.


Có thể bạn quan tâm

Cần tránh đầu cơ trong kinh doanh lúa gạo Cần tránh đầu cơ trong kinh doanh lúa gạo

Sau đúng 1 tháng Việt Nam trúng thầu cung ứng 450.000 tấn gạo cho Philippines, giá lúa gạo ở ĐBSCL Cửu Long tăng cao. Tuy nhiên, việc tăng giá có dấu hiệu chỉ là “cơn sốt ảo”.

27/10/2015
Tìm lối thoát cho nông sản Trà Vinh Tìm lối thoát cho nông sản Trà Vinh

Trà Vinh đang tập trung liên kết “4 nhà”: nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp để tìm lối thoát cho nông sản.

27/10/2015
Giá cao su Tocom phục hồi sau bán tháo Giá cao su Tocom phục hồi sau bán tháo

Sau 5 phiên giảm liên tiếp, giá cao su tại thị trường châu Á dần phục hồi do lo ngại về nguồn cung thiếu hụt.

27/10/2015
Thương lái ép giá dân Lý Sơn đưa hành, tỏi ra Thủ đô cầu cứu Thương lái ép giá dân Lý Sơn đưa hành, tỏi ra Thủ đô cầu cứu

Thương lái ép giá, trừ hao vô cớ khiến bà con trồng hành, tỏi ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) không có đầu ra. Lượng hàng tồn đọng lên cả 1.000 tấn. Với mong muốn, nhận được sự ủng hộ của người dân Thủ đô, những người nông dân đã dốc sức đưa một lượng hành, tỏi ra Hà Nội bày, bán.

27/10/2015
Gạo Việt đang ở đâu bắt đầu từ người tiêu dùng Gạo Việt đang ở đâu bắt đầu từ người tiêu dùng

“Muốn xây dựng thương hiệu thì phải trả lời được câu hỏi người tiêu dùng thế giới đang muốn gì, đâu là sự khác biệt, nổi bật của gạo Việt…” - ông Võ Minh Khải, Tổng Giám đốc Công ty CP Viễn Phú (Cà Mau).

27/10/2015