Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang trại mắc ca lớn nhất Nam Tây Nguyên

Trang trại mắc ca lớn nhất Nam Tây Nguyên
Ngày đăng: 01/09/2015

Nay người nông dân này sở hữu trang trại mắc ca đang cho thu hoạch lớn nhất Nam Tây Nguyên.

Cuối năm 2009, trong một lần lên mạng tìm kiếm thông tin, anh Nguyễn Văn Thạch tình cờ đọc được hiệu quả kinh tế từ cây mắc ca của một nông dân Úc. Khi ấy, ở Lâm Đồng rất ít người biết về loại cây trồng này.

 “Thấy đây là loại cây mới, có thể phát triển kinh tế nên tôi đã tìm cách liên hệ với một cơ sở bán giống mua khoảng 1.200 cây mắc ca về trồng trên diện tích 5ha, xen lẫn với cây cà phê. Làm nông thời này mà, phải nhạy cảm với thị trường mới được, đi trước đón đầu thì có lãi cao”-anh Thạch chia sẻ.

Theo anh Thạch, kỹ thuật trồng mắc ca rất đơn giản, cây cách cây, hàng cách hàng 5m, kích thước hố râu rộng là 50cm x 50cm, có thể dùng phân chuồng, phân xanh để trồng.

Khoảng 4 năm sau khi trồng thì mắc ca bắt đầu cho thu hoạch. Tổng giá trị đầu tư cho vườn mắc ca rộng 5ha này vào khoảng 300 triệu.

So với các loại cây khác, mắc ca có khả năng chịu hạn rất cao nên vào mùa khô nhà vườn hầu như không phải lo nước tưới giống như cà phê mà cây vẫn phát triển đều đặn nhờ bộ rễ ăn sâu xuống lòng đất.

Qua 6 năm trồng mắc ca, anh Thạch cũng không thấy loại cây này bị sâu bệnh, không phải dùng thuốc trừ sâu bệnh.

Đặc biệt, trong thời gian chờ mắc ca ra trái, cà phê trồng xen lẫn với loại cây này tại gia đình anh Nguyễn Văn Thạch vẫn cho sản lượng cao, đạt 5 tấn/ha.

Bước sang năm thứ tư, 5ha mắc ca của anh Thạch đã cao tới 5m, và cho thu hoạch lứa quả bói đầu tiên với 2 tấn quả. Năm 2015 này, vườn mắc ca của gia đình anh Thạch cho thu hoạch rộ, năng suất khá cao, anh Thạch bán với giá 140.000 đồng/kg, đạt doanh thu 800 triệu đồng.

Hiện gia đình anh Thạch đang mở rộng thêm 2ha, nâng tổng diện tích mắc ca lên 7ha. Đã có một số người đến đặt vấn đề thu mua quả mắc ca của gia đình anh Thạch nhưng là về ươm thành cây giống chứ chưa có đầu mối thu mua chế biến ổn định. Mà điều này các nhà khoa học đã cảnh báo là không được. 

Thời gian gần đây nhiều người dân ở Tây Nguyên, trong đó có Lâm Đồng bắt đầu đổ xô trồng mắc ca trong khi vẫn chưa có nhà máy chế biến, chưa có đầu mối tiên thụ một cách ổn định. Nếu trồng tràn lan chắc chắn trong vòng 5 năm tới, việc tiêu thụ mắc ca sẽ gặp khó khăn khi cung vượt quá cầu.


Có thể bạn quan tâm

Cảm phục tấm gương lên núi nuôi lợn rừng, thu 2 tỷ đồng/năm Cảm phục tấm gương lên núi nuôi lợn rừng, thu 2 tỷ đồng/năm

Những người khó tính nhất, nghi ngờ sự khai phá của Phúc bao nhiêu thì nay lại ngợi khen, quý trọng nỗ lực của anh bấy nhiêu

06/09/2017
Anh nông dân bắt tay với 1.000 nông hộ để tạo doanh thu 1 tỷ/ngày Anh nông dân bắt tay với 1.000 nông hộ để tạo doanh thu 1 tỷ/ngày

Với cách làm này, anh Đoàn đang liên kết với 1.000 hộ nông dân sản xuất rau, củ, quả trên diện tích 3.600 ha tại 3 huyện, sản lượng bao tiêu đạt tới 72.000 tấn

07/09/2017
Lão nông Vũng Tàu 10 năm trồng nhãn xuồng thu tiền tỷ Lão nông Vũng Tàu 10 năm trồng nhãn xuồng thu tiền tỷ

10 năm trước, ông Lê Văn Tường trồng nhãn da bò không đủ tiền cho con ăn học, sau chuyển sang 2,4ha nhãn xuồng thu một tỷ mỗi năm.

11/09/2017
Tự ủ phân, chế thuốc trừ sâu trồng rau sạch và làm nấm, thu tiền tỷ/năm Tự ủ phân, chế thuốc trừ sâu trồng rau sạch và làm nấm, thu tiền tỷ/năm

Mỗi ngày cung cấp ra thị trường hơn 1 tấn rau sạch các loại, chị Đạt đã thu lời hơn một tỷ đồng/năm, trở thành tỷ phú trên đất Long Hà.

13/09/2017
Bỏ ngô, chặt cà phê, trồng nhãn, cam, bưởi, lãi nửa tỷ/năm Bỏ ngô, chặt cà phê, trồng nhãn, cam, bưởi, lãi nửa tỷ/năm

ông Trường chuyển sang trồng cả ngàn cây ăn quả, nào là nhãn, xoài, cam, bưởi da xanh, bình quân mỗi năm gia đình ông có lãi nửa tỷ đồng/năm từ cây ăn quả

13/09/2017