Trang trại gà Huỳnh Thương

Anh Huỳnh Thương chia sẻ, từ khi tốt nghiệp cao đẳng ngành thú y tại Vĩnh Long năm 2013, anh có ý định làm trang trại chăn nuôi nên xin vào thực tập, làm công cho Chi nhánh Công ty TNHH Thức ăn Cargill tại Cà Mau để tìm hiểu quy trình sản xuất cám, cách nuôi, tình hình khống chế dịch bệnh... để tích luỹ kinh nghiệm thực hiện mô hình.
Ðược trang bị lý thuyết từ nhà trường cùng với kinh nghiệm thực tiễn, anh Thương bắt tay xây chuồng, thả nuôi 200 con gà nòi giống Bến Tre.
Sau 4 tháng nuôi thành công, anh tiếp tục mở rộng diện tích chuồng trại, số lượng gà tăng dần. Năm 2015, tổng đàn trên 4.000 con và hiện tại trên 5.000 con.
Ðể giảm khâu trung gian, anh trực tiếp bán gà thương phẩm cho bạn hàng (không qua thương lái) nên giá thành khá cao, từ 80.000 - 90.000 đồng/kg.
Trọng lượng trung bình khi nuôi 3,5 tháng đạt 1,5kg. Lãi trung bình mỗi con 35.000 đồng.
Anh Thương chia sẻ kinh nghiệm: “Quan trọng nhất là tiêm vắc-xin đúng liều, xây dựng chuồng trại phải đảm bảo giữ ấm cho gà vào ban đêm, ban ngày phải thoáng mát.
Mật độ nuôi vừa phải, khoảng 5 con/m2. Nếu có diện tích đất rộng, nuôi thưa gà sẽ mau lớn hơn”.
Từ hiệu quả trên, người dân trong ấp đến học hỏi và áp dụng theo mô hình này. Ðến nay có trên 20 hộ nuôi, có hộ nuôi với số lượng lên đến 1.000 con.
Nhận thấy nguồn giống mua từ tỉnh trên về chưa đạt hiệu quả cao do quá trình vận chuyển, cùng chất lượng con giống chưa thật sự tốt, với kinh nghiệm của mình, anh Thương đang tuyển chọn gà bố mẹ để tiến hành nhân giống.
"Trước mắt phục vụ cho chính mô hình của mình, sau nữa bán lại cho người dân trong ấp, giúp bà con phát triển kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập", anh Thương chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Là thương binh hạng 2/3, nhưng nói về làm kinh tế trang trại thì ít người lành lặn làm được như ông Nguyễn Hoàng Kim ở xã Khánh Thành (Yên Khánh, Ninh Bình).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa ký quyết định Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người.

Xã Bình Giang là địa phương có diện tích trồng khoai mỳ lớn nhất huyện Hòn Đất. Khoảng 5 năm trước, nông dân trong xã trồng trên 500 ha khoai mỳ nhưng do đầu ra bấp bênh, giá cả không ổn định nên đã chuyển sang trồng lúa. Do đó, diện tích khoai mỳ hiện nay của xã chỉ còn khoảng 200 ha, tập trung nhiều tại ấp Kênh 9.

Theo tính toán của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), năm 2014, sản lượng hồ tiêu của cả nước sẽ đạt khoảng 120.000- 125.000 tấn, tương đương vụ năm 2013.

Hơn tháng qua, người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn huyện Tuy Phước (Bình Định) như ngồi trên đống lửa khi đàn gia cầm bị dịch bệnh chết hàng loạt. Điều đáng lo ngại là nhiều hộ chăn nuôi đã vứt bỏ gia cầm chết xuống kênh mương thủy lợi, gây ô nhiễm môi trường, tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.