Trang trại gà Huỳnh Thương

Anh Huỳnh Thương chia sẻ, từ khi tốt nghiệp cao đẳng ngành thú y tại Vĩnh Long năm 2013, anh có ý định làm trang trại chăn nuôi nên xin vào thực tập, làm công cho Chi nhánh Công ty TNHH Thức ăn Cargill tại Cà Mau để tìm hiểu quy trình sản xuất cám, cách nuôi, tình hình khống chế dịch bệnh... để tích luỹ kinh nghiệm thực hiện mô hình.
Ðược trang bị lý thuyết từ nhà trường cùng với kinh nghiệm thực tiễn, anh Thương bắt tay xây chuồng, thả nuôi 200 con gà nòi giống Bến Tre.
Sau 4 tháng nuôi thành công, anh tiếp tục mở rộng diện tích chuồng trại, số lượng gà tăng dần. Năm 2015, tổng đàn trên 4.000 con và hiện tại trên 5.000 con.
Ðể giảm khâu trung gian, anh trực tiếp bán gà thương phẩm cho bạn hàng (không qua thương lái) nên giá thành khá cao, từ 80.000 - 90.000 đồng/kg.
Trọng lượng trung bình khi nuôi 3,5 tháng đạt 1,5kg. Lãi trung bình mỗi con 35.000 đồng.
Anh Thương chia sẻ kinh nghiệm: “Quan trọng nhất là tiêm vắc-xin đúng liều, xây dựng chuồng trại phải đảm bảo giữ ấm cho gà vào ban đêm, ban ngày phải thoáng mát.
Mật độ nuôi vừa phải, khoảng 5 con/m2. Nếu có diện tích đất rộng, nuôi thưa gà sẽ mau lớn hơn”.
Từ hiệu quả trên, người dân trong ấp đến học hỏi và áp dụng theo mô hình này. Ðến nay có trên 20 hộ nuôi, có hộ nuôi với số lượng lên đến 1.000 con.
Nhận thấy nguồn giống mua từ tỉnh trên về chưa đạt hiệu quả cao do quá trình vận chuyển, cùng chất lượng con giống chưa thật sự tốt, với kinh nghiệm của mình, anh Thương đang tuyển chọn gà bố mẹ để tiến hành nhân giống.
"Trước mắt phục vụ cho chính mô hình của mình, sau nữa bán lại cho người dân trong ấp, giúp bà con phát triển kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập", anh Thương chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Bắc Kạn có thế mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tổng đàn trâu bò, ngựa hiện nay đã phát triển trên 76.000 con. Mặc dù trong những năm gần đây công tác tiêm phòng có chuyển biến tích cực, tỷ lệ tiêm phòng đạt khá cao, tuy nhiên dịch lở mồm long móng liên tiếp xảy ở một số địa phương. Vậy đâu là nguyên nhân?
Nhiều năm qua, thành quả của các chương trình, dự án cải tạo đàn bò chính là việc lai tạo với giống bò Zebu nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Những năm đầu tách tỉnh, đàn bò trên địa bàn tỉnh Bình Phước chủ yếu là bò vàng Việt Nam, trọng lượng nhỏ, tỷ lệ thịt xẻ thấp và sức sản xuất kém.

5 tháng đầu năm 2015, chăn nuôi trong tỉnh Đồng Tháp gặp nhiều thuận lợi do giá tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định, không xuất hiện dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Trong các tháng đầu năm, ngành chức năng tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc và gia cầm như kiểm dịch, giám sát chặt chẽ việc giết mổ và buôn bán gia súc, gia cầm, tiêu độc, khử trùng môi trường, tiêm phòng...

Mô hình nuôi ong lấy mật (do Trung tâm Thực nghiệm khoa học và ứng dụng công nghệ huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu hướng dẫn) dù chỉ mới áp dụng thí điểm ở một vài hộ dân, nhưng bước đầu đã mang lại thu nhập khá ổn định. Một trong những hộ thực hiện thành công mô hình này là ông Văn Công Thống (thị trấn Phước Long).

Theo Bộ Công Thương, ngày 8-6 Cục vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường Hồng Kông (FEHD) có thông báo sẽ áp dụng lệnh cấm nhập khẩu gia cầm, các sản phẩm từ gia cầm của Việt Nam. Nguyên nhân là do Việt Nam đang có dịch cúm gia cầm H5N1 và H5N6.