Trang trại dưới chân núi Hoàng Giang

Ông Hay cho biết, cách đây khoảng 8 năm, ông vào núi Hòn Giang khai hoang, vỡ hóa trồng 7,5 ha rừng và thuê thêm 8,5 ha đất của Nhà nước để làm kinh tế trang trại tổng hợp, nuôi heo, gà gia công cho Công ty CP Thái Lan. Đến năm 2013, ông chuyển sang liên kết nuôi gà ta giống lấy trứng cho Công ty giống gia cầm Minh Dư (tại huyện Tuy Phước) cho đến nay. Hiện ông đang nuôi đàn gà ta giống cho trứng trên 55.000 con. Do nuôi số lượng đàn nhiều, trang trại giải quyết việc làm thường xuyên cho 50 lao động, tiền lương từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng. Riêng thu nhập từ nuôi gà sau khi trừ chi phí gia đình ông còn lãi 300 triệu đồng/năm.
Không chỉ nuôi gà, ông Hay còn trồng 8 ha cây ăn trái (cây quýt) đã 2 năm tuổi phát triển xanh tốt, có cây đang cho trái bói. Ông còn thuê thêm đất trồng 24 ha keo và bạch đàn, dự kiến sang năm vào chu kỳ khai thác, chỉ tính bán gỗ nguyên liệu giấy, trừ chi phí, ít nhất cũng cho thu nhập 40 triệu đồng/ha, ông lãi không dưới 1 tỉ đồng.
Ông luôn tích cực truyền kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi heo, gà, trồng rừng... cho nhiều bà con trong vùng. Nhiều người học hỏi làm theo, nay đã thoát được nghèo, vươn lên làm giàu. Ông Nguyễn Thành Hay hiện là nông dân sản xuất giỏi của xã Nhơn Thọ.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên bà con luôn lo lắng về bệnh dịch vì năm nào cũng xảy ra dịch bệnh viêm ruột, trùng quả dưa, đốm đỏ... làm cá chết hàng loạt. Trong khi đó, bà con chủ yếu nuôi cá theo kinh nghiệm, chưa có phương pháp phòng trừ, việc chữa trị còn lúng túng, gây thiệt hại lớn đến kinh tế của các hộ nuôi...

Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được hàng chục triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng. Riêng tàu cá QNg – 98214 TS của ngư dân Nguyễn Mai thu được hơn 3 tấn. Anh thu được khoản lãi gần 20 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia 1 – 1,5 triệu đồng.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 7.000 tàu cá, trong đó, có hơn 2.500 tàu công suất lớn, khai thác xa bờ. Từ ngày 1.1.2015, mùa đánh bắt thủy hải sản năm nay chính thức bắt đầu. Đến thời điểm này, nhiều tàu đánh bắt cá ngừ đại dương sau mỗi chuyến cập bờ đạt sản lượng trung bình từ 3,5 - 4 tấn, sau khi trừ chi phí mỗi tàu lãi từ 60 - 70 triệu đồng.

Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2015, nhằm hạn chế rủi ro thiệt hại do dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản số 373/TCTS-NTTS, ngày 11/02/2015, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố ven biển tăng cường các biện pháp chỉ đạo quản lý thời vụ nuôi tôm nước lợ.

Để giúp bà con nuôi tôm quản lý thức ăn tiết kiệm và hiệu quả, ngày 06/02/2015 tại xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (TTKNKN) tổ chức lớp tập huấn “Thúc đẩy cải thiện thực hành quản lý cho ăn trong nuôi tôm” cho 35 nông dân nuôi tôm.