Trang Trại Bò Sữa Thanh Hóa 2 Đi Vào Hoạt Động

Ngày 4-11, Công ty TNHH một thành viên Sữa Lam Sơn, thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk đã nhập đàn bò sữa đầu tiên vào chăn nuôi tại trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 tại xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, chính thức đưa trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 đi vào hoạt động.
Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 nằm trong chuỗi 8 trang trại chăn nuôi bò sữa công nghiệp hiện đại của Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk. Dự án được xây dựng trên diện tích 34,3 ha với tổng mức đầu tư 265 tỷ đồng.
Quy mô xây dựng gồm 4 chuồng nuôi (5.200 m2/chuồng), 2 nhà chăm sóc bò đặc biệt, 1 nhà vắt sữa quy mô 2 giàn vắt hiện đại, 1 khu chế biến thức ăn, nhà kho, bể ủ, khu văn phòng và khu chức năng khác, đáp ứng cho việc chăn nuôi 2.000 con bò vắt sữa với quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng bảo đảm vệ sinh môi trường, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh.
Trong đợt đầu tiên này, Công ty TNHH một thành viên sữa Lam Sơn đã nhập hơn 200 con bò sữa mẹ từ các trang trại bò giống đạt tiêu chuẩn quốc tế của Úc. Dự kiến trong tháng 11-2014, Công ty TNHH Sữa Lam Sơn sẽ đưa về trang trại chăn nuôi 3 đợt bằng đường hàng không với tổng 800 con bò sữa.
Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 đi vào hoạt động sẽ khai thác tiềm năng, thế mạnh trong nông nghiệp của huyện Như Thanh nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung, hướng đến hình thành ngành nông nghiệp hàng hóa, tạo cơ sở hạ tầng cho ngành chăn nuôi bò sữa của tỉnh phát triển mạnh mẽ, đồng thời cung cấp kịp thời nguồn nguyên liệu sữa tươi cho nhà máy chế biến sữa của công ty tại Khu Công nghiệp Lễ Môn.
Có thể bạn quan tâm

Vượt đoạn đường đất đá lởm chởm dài gần 20km từ trung tâm xã Nghĩa Tâm (Văn Chấn - Yên Bái), chúng tôi đến thôn 1 Khe Nhao, nơi sinh sống của 54 hộ người Mông. Từng là thôn khó khăn nhất xã, nhưng mấy năm trở lại đây, cuộc sống của người dân nơi đây ấm no hơn nhờ trồng ngô.

Năm công ty và nhóm hộ nuôi tôm trên cát vừa bị đoàn kiểm tra liên ngành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước với số tiền gần 1 tỷ đồng. Đó là con số khiêm tốn khi biết hầu hết các công ty và hộ nuôi tôm trên cát chưa có đầy đủ hệ thống xử lý nước thải và đã thải nước tùy tiện.

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành kế hoạch tổ chức lại hoạt động khai thác cá ngừ đại dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Thời gian gần đây, ở huyện Thoại Sơn và Châu Phú, ngành Nông nghiệp tỉnh An Giang đã đưa giống tôm càng xanh toàn đực vào nuôi thay thế tôm càng xanh trước đây. Việc thay thế này bước đầu đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân.

Những năm gần đây, khi nguồn ếch đồng ngày càng khan hiếm, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã mở trại sản xuất ếch giống và nuôi ếch thịt để cung cấp cho thị trường. Thực tế thấy, mô hình này đang mang lại hiệu quả kinh tế cao và có xu hướng ngày càng mở rộng.