Trang Trại Bò Sữa Thanh Hóa 2 Đi Vào Hoạt Động

Ngày 4-11, Công ty TNHH một thành viên Sữa Lam Sơn, thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk đã nhập đàn bò sữa đầu tiên vào chăn nuôi tại trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 tại xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, chính thức đưa trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 đi vào hoạt động.
Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 nằm trong chuỗi 8 trang trại chăn nuôi bò sữa công nghiệp hiện đại của Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk. Dự án được xây dựng trên diện tích 34,3 ha với tổng mức đầu tư 265 tỷ đồng.
Quy mô xây dựng gồm 4 chuồng nuôi (5.200 m2/chuồng), 2 nhà chăm sóc bò đặc biệt, 1 nhà vắt sữa quy mô 2 giàn vắt hiện đại, 1 khu chế biến thức ăn, nhà kho, bể ủ, khu văn phòng và khu chức năng khác, đáp ứng cho việc chăn nuôi 2.000 con bò vắt sữa với quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng bảo đảm vệ sinh môi trường, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh.
Trong đợt đầu tiên này, Công ty TNHH một thành viên sữa Lam Sơn đã nhập hơn 200 con bò sữa mẹ từ các trang trại bò giống đạt tiêu chuẩn quốc tế của Úc. Dự kiến trong tháng 11-2014, Công ty TNHH Sữa Lam Sơn sẽ đưa về trang trại chăn nuôi 3 đợt bằng đường hàng không với tổng 800 con bò sữa.
Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 đi vào hoạt động sẽ khai thác tiềm năng, thế mạnh trong nông nghiệp của huyện Như Thanh nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung, hướng đến hình thành ngành nông nghiệp hàng hóa, tạo cơ sở hạ tầng cho ngành chăn nuôi bò sữa của tỉnh phát triển mạnh mẽ, đồng thời cung cấp kịp thời nguồn nguyên liệu sữa tươi cho nhà máy chế biến sữa của công ty tại Khu Công nghiệp Lễ Môn.
Có thể bạn quan tâm

Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, ông Nguyễn Văn Chinh ví việc các tỉnh cho trồng cao su ở vùng Đông Bắc là cuộc thí nghiệm khổng lồ với chính người nông dân địa phương…

Từ đầu năm đến nay, người trồng khổ qua ở Bình Định trở tay không kịp vì giá khổ qua liên tục rớt giá thảm hại.

Actisô là cây thân thảo cao trên 1m, có tên khoa học là Cynara scolymus L., thuộc họ cúc – Asteraceae. Thân cây có lông mềm và có khía dọc.

Bắt đầu thực hiện từ năm 2007, mô hình sử dụng hệ thống phun mưa đang được áp dụng trên 17 tỉnh thành trong cả nước. Mô hình này giúp bà con giảm được công chăm sóc và tăng năng suất cây trồng.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện sản lượng cá tra tồn đọng trong dân còn khoảng 200.000 tấn, chiếm 17% so với 1,2 triệu tấn trong kế hoạch sản xuất năm 2012.