Trang Trại Bò Sữa Thanh Hóa 2 Đi Vào Hoạt Động

Ngày 4-11, Công ty TNHH một thành viên Sữa Lam Sơn, thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk đã nhập đàn bò sữa đầu tiên vào chăn nuôi tại trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 tại xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, chính thức đưa trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 đi vào hoạt động.
Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 nằm trong chuỗi 8 trang trại chăn nuôi bò sữa công nghiệp hiện đại của Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk. Dự án được xây dựng trên diện tích 34,3 ha với tổng mức đầu tư 265 tỷ đồng.
Quy mô xây dựng gồm 4 chuồng nuôi (5.200 m2/chuồng), 2 nhà chăm sóc bò đặc biệt, 1 nhà vắt sữa quy mô 2 giàn vắt hiện đại, 1 khu chế biến thức ăn, nhà kho, bể ủ, khu văn phòng và khu chức năng khác, đáp ứng cho việc chăn nuôi 2.000 con bò vắt sữa với quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng bảo đảm vệ sinh môi trường, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh.
Trong đợt đầu tiên này, Công ty TNHH một thành viên sữa Lam Sơn đã nhập hơn 200 con bò sữa mẹ từ các trang trại bò giống đạt tiêu chuẩn quốc tế của Úc. Dự kiến trong tháng 11-2014, Công ty TNHH Sữa Lam Sơn sẽ đưa về trang trại chăn nuôi 3 đợt bằng đường hàng không với tổng 800 con bò sữa.
Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 đi vào hoạt động sẽ khai thác tiềm năng, thế mạnh trong nông nghiệp của huyện Như Thanh nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung, hướng đến hình thành ngành nông nghiệp hàng hóa, tạo cơ sở hạ tầng cho ngành chăn nuôi bò sữa của tỉnh phát triển mạnh mẽ, đồng thời cung cấp kịp thời nguồn nguyên liệu sữa tươi cho nhà máy chế biến sữa của công ty tại Khu Công nghiệp Lễ Môn.
Có thể bạn quan tâm

Sau 1 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã chuyển đổi trên 142ha vườn tạp.

Từ cây ăn trái "vô danh", đến nay, mãng cầu Xiêm đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) với vùng chuyên canh mở rộng lên gần cả nghìn ha.

Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nhu cầu tưới nước phục vụ cho 202.166 ha cây trồng, trong đó có cà phê, ở các tỉnh Tây Nguyên rất cấp bách.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Liên minh các nhà sản xuất và sử dụng lao động trong ngành thịt châu Âu (UPEMI) vừa cho biết, chỉ trong ba năm (từ năm 2012 - 2014) sản lượng thịt nhập khẩu từ EU vào Việt Nam đã tăng 7,5 lần.