Trang Trại Bò Sữa Của Vinamilk Xuất Sắc Nhất Việt Nam

Trang trại bò sữa của Cty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk đã vinh dự nhận giải thưởng “Trang trại bò sữa xuất sắc nhất Việt Nam năm 2014”.
Tại triển lãm Vietstock 2014 (triển lãm quốc tế hàng đầu về ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và chế biến thịt do Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT, vừa tổ chức), trang trại bò sữa của Cty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk đã vinh dự nhận giải thưởng “Trang trại bò sữa xuất sắc nhất Việt Nam năm 2014”.
Trước đó, trang trại của Vinamilk - Nghệ An được Tổ chức chứng nhận Global G.A.P. ConTrolUnion chứng nhận đạt chuẩn quốc tế Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global G.A.P.) và là trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á được chứng nhận (tại châu Á chỉ có 3 trang trại).
Hiện nay, Vinamilk có 5 trang trại bò sữa. Đến 2015, Vinamilk phát triển thêm 4 trang trại quy mô lớn ở Thống Nhất, huyện Như Thanh (Thanh Hóa), Hà Tĩnh và Tây Ninh.
Các trang trại này đều được nhập bò giống từ Úc, Mỹ. Tổng đàn bò cung cấp sữa cho Vinamilk hiện lên tới hơn 80.000 con với khoảng 550 tấn/ngày sữa tươi nguyên liệu.
Đến 2017, Vinamilk sẽ đưa tổng số đàn bò lên khoảng 100.000 với sản lượng sữa tươi lên tới 1.000 - 1.200 tấn/ngày đảm bảo nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi chim yến để khai thác tổ (tức yến sào) phát triển mạnh ở các đảo đá và một số tỉnh Nam Trung bộ, nhất là Khánh Hòa, cho hiệu quả kinh tế cao. Tại xã Quảng Vinh (Quảng Xương - Thanh Hóa) đã có 7 hộ gia đình tiến hành nuôi chim yến thành công, thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản quyết định áp dụng tăng cường kiểm tra các lô hàng tôm nuôi nhập khẩu từ Việt Nam về chỉ tiêu Ethoxyquin mức giới hạn tối đa là 0,01 ppm kể từ ngày 18/5/2012.

Từ một thanh niên chăn bò, chỉ sau vài năm chuyển sang nuôi động vật quý hiếm, Trương Thanh Phúc (29 tuổi, xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đã có của ăn của để.

Người chăn nuôi ở Bình Thuận đang triển khai mô hình chăn nuôi lợn trên đệm lót để giữ ấm cho vật nuôi, giảm ô nhiễm môi trường.

Sau vài vụ được mùa, được giá, thì đột nhiên giá mỳ mùa này rớt thê thảm khiến hàng nghìn nông dân ở Krông Pa (Gia Lai) phải đắng họng vì thua lỗ. Lối thoát được trông đợi nhất là Nhà máy mỳ Phú Túc lại “làm eo” quay lưng với lợi ích của nông dân trong khi đó diện tích trồng mỳ toàn huyện đã tăng lên chóng mặt…