Trang Trại Bò Sữa Của Vinamilk Xuất Sắc Nhất Việt Nam

Trang trại bò sữa của Cty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk đã vinh dự nhận giải thưởng “Trang trại bò sữa xuất sắc nhất Việt Nam năm 2014”.
Tại triển lãm Vietstock 2014 (triển lãm quốc tế hàng đầu về ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và chế biến thịt do Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT, vừa tổ chức), trang trại bò sữa của Cty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk đã vinh dự nhận giải thưởng “Trang trại bò sữa xuất sắc nhất Việt Nam năm 2014”.
Trước đó, trang trại của Vinamilk - Nghệ An được Tổ chức chứng nhận Global G.A.P. ConTrolUnion chứng nhận đạt chuẩn quốc tế Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global G.A.P.) và là trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á được chứng nhận (tại châu Á chỉ có 3 trang trại).
Hiện nay, Vinamilk có 5 trang trại bò sữa. Đến 2015, Vinamilk phát triển thêm 4 trang trại quy mô lớn ở Thống Nhất, huyện Như Thanh (Thanh Hóa), Hà Tĩnh và Tây Ninh.
Các trang trại này đều được nhập bò giống từ Úc, Mỹ. Tổng đàn bò cung cấp sữa cho Vinamilk hiện lên tới hơn 80.000 con với khoảng 550 tấn/ngày sữa tươi nguyên liệu.
Đến 2017, Vinamilk sẽ đưa tổng số đàn bò lên khoảng 100.000 với sản lượng sữa tươi lên tới 1.000 - 1.200 tấn/ngày đảm bảo nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, trên các trà lúa mùa của huyện đang xuất hiện bệnh bạc lá, đạo ôn, khô vằn và ốc bươu vàng gây hại với tổng diện tích gần 340 ha, trong đó, hơn 60 ha bị ốc bươu vàng gây hại với mật độ hơn 20 con/m2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đang chỉ đạo nông dân thường xuyên bám sát đồng ruộng để phát hiện các loại sâu bệnh, phòng trừ kịp thời.

Ngày 16-8, Hiệp hội An toàn thực phẩm và an ninh lương thực Châu Á (AFSSA), cùng với Hiệp hội An toàn thực phẩm Nhật Bản đã phối hợp với Sở Khoa học công nghệ và Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức Hội nghị quốc tế về an toàn thực phẩm và an ninh lương thực lần 2 tại Đồng Nai.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp với UBND huyện Tân Hồng tổ chức triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, cán bộ nông nghiệp các xã, thị trấn; thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác đang hoạt động trên địa bàn huyện.

Tận dụng phụ phẩm từ vùng chuyên canh lúa, hoa màu (rơm, rạ, thân cây bắp...), để phát triển nghề nuôi bò vỗ béo là mô hình mang lại hiệu quả khá cao. Theo Trạm Thú y huyện Lấp Vò, trong vài năm trở lại đây, số đàn bò ở huyện không ngừng tăng lên. Hiện toàn huyện có gần 3.000 con bò.

Trong nhiều năm qua, các chính sách chăm lo cho hộ nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer nghèo luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ quan tâm.