Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang Trại Bạc Tỷ Trên Đất Trũng Ở Hà Nội

Trang Trại Bạc Tỷ Trên Đất Trũng Ở Hà Nội
Ngày đăng: 11/09/2014

Là “ông chủ” của một cửa hàng đại lý bán thức ăn chăn nuôi đang ăn nên làm ra, ông Nguyễn Cải (thôn Chàm, xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) lại bỏ để chuyển sang làm trang trại nuôi gà, lợn, biến trũng thành “khối tài sản” trị giá bạc tỷ.

“Trong thời gian làm đại lý bán thức ăn gia súc, tiếp xúc với nhiều ND sở hữu những trang trại có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm tôi đâm ra ham. Tôi quyết định nhượng cửa hàng lại cho con trai cả làm chủ và đấu thầu 1,6ha đất của xã để làm nông nghiệp”- ông Cải nhớ lại.

Đó là vào những ngày cuối năm 2004, với 3 tỷ đồng dành dụm những năm tháng bán thức ăn gia súc cùng số tiền vay mượn của bạn bè, ông Cải thuê nhân công về nạo vét, đào đắp khu đất đồng của xã làm trang trại. Những chỗ ruộng trũng, mấp mô ông đào ao thả cá, chỗ bằng phẳng thì xây chuồng nuôi lợn, gà.

“Vốn đầu tư không hề nhỏ, lại chưa từng chăn nuôi quy mô lớn, đây là thách thức lớn đối với tôi. Trước khi làm, tôi phải đến các trại chăn nuôi lớn, nhỏ trong và ngoài huyện để học hỏi kinh nghiệm” - ông Cải tâm sự.

Để giảm chi phí thuê nhân công, ông xây dựng quy trình chăn nuôi tự động từ lồng úm, hệ thống nước uống đến cho ăn. Nhờ vậy, năm 2009 - 2010, khi dịch tai xanh bùng phát tại nhiều nơi nhưng trại chăn nuôi của ông không có lợn mắc dịch.

Về thị trường tiêu thụ, ông Cải cho biết, ban đầu, ông xuống Hà Nội tìm các lò mổ để tìm mối bán. Dần dần, tiếng lành đồn xa, thương lái khắp nơi tìm đến trang trại của ông mua hàng.

“Để bán lợn giá cao, tôi chỉ xuất chuồng lợn trọng lượng dưới 100kg. Nếu lợn to, khổ thịt dày, sẽ bị thương lái ép giá. Một kinh nghiệm nữa trong quá trình chăn nuôi là không nên đầu tư ồ ạt sẽ nhiều rủi ro” - ông Cải chia sẻ.

Mỗi năm ông xuất 3 lứa lợn khoảng 500 con, thu về hàng trăm triệu đồng; cộng với 3.000 con gà đẻ trứng và một ao cá, tổng doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm. Có kinh tế, năm nào cũng ủng hộ địa phương từ 30-50 triệu đồng để xây dựng đường giao thông, trạm y tế… góp phần hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã.


Có thể bạn quan tâm

Chiêu độc thu tiền tỷ của lão nông miền Tây bẫy dơi lấy phân bón sầu riêng Chiêu độc thu tiền tỷ của lão nông miền Tây bẫy dơi lấy phân bón sầu riêng

Trồng sầu riêng trong vườn nhà, bón phân dơi và áp dụng kỹ thuật tốt, ông Lê Văn Sáu (65 tuổi), ở ấp Tân Thành, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) có thu nhập hàng tỷ đồng.

31/12/2015
Biến đồng hoang thành tiền tỷ Biến đồng hoang thành tiền tỷ

“Phi thương bất phú”, bởi vậy ở cái tuổi 76 ông Phạm Văn Chép thôn Trung tâm xã Hợp Thịnh - Hiệp Hòa (Bắc Giang) vẫn quyết tâm làm kinh tế, phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây lẫy gồ, cây ăn quả, nuôi gia cầm và đã cho thu bạc tỷ mỗi năm.

31/12/2015
Phật thủ - Cây làm giàu của nông dân Phật thủ - Cây làm giàu của nông dân

So với cấy lúa, trồng ngô ở vùng nông thôn thì trồng cây phật thủ cho thu nhập cao gấp 4 đến 5 lần. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Khuyên xóm Thông, Hợp Thịnh, Kỳ Sơn (Hòa Bình) nhờ cây trồng này mà đưa cuộc sống của gia đình từ khó khăn vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương.

31/12/2015
Tỷ phú cây ngũ-thất-cửu quả không hề giấu bí quyết Tỷ phú cây ngũ-thất-cửu quả không hề giấu bí quyết

Nhiều năm trong nghề chăm cây cảnh và là chủ nhân của nhiều sáng tạo siêu "độc" lạ, ông Lê Đức Giáp được nhiều người coi như một "cuốn từ điển bách khoa", một người “thầy giáo” trong nghề trồng cảnh.

04/01/2016
Lợi lớn từ liên kết sản xuất cá tra Lợi lớn từ liên kết sản xuất cá tra

Không chấp nhận trước những khó khăn đã gặp phải trong nuôi cá tra, ông Hà Tấn Tâm ở khu vực Thới Thạnh (phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) đã liên kết với doanh nghiệp, đổi mới cách nuôi để vực dậy nghề mà ông đã chọn.

04/01/2016