Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trắng Tay Sau Bão

Trắng Tay Sau Bão
Ngày đăng: 25/10/2013

Ông Lê Văn Lài sinh sống tại thôn 9, xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), là một hộ nuôi tôm khá quy mô trong xã với diện tích hồ khoảng 3.500m2. Hàng vạn con giống được thả và chỉ còn khoảng độ 10 ngày nữa thì có thể thu hoạch. Thế nhưng sau cơn bão số 10, gia đình ông trắng tay.

Ông Lài đưa tôi ra khu vực hồ nuôi tôm của gia đình ông nằm ven sông Dinh, nơi giáp ranh giữa hai xã Nhân Trạch và Lý Trạch.

Ông kể rằng: “Năm 2002, được UBND xã Lý Trạch tạo điều kiện cho thuê đất, ngân hàng cho vay vốn đầu tư làm hồ nuôi tôm công nghiệp, gia đình xây dựng một hồ tôm diện tích 3.500m2 nằm phía nam sông Dinh. Hơn 10 năm vui buồn cùng con tôm, từ nuôi tôm sú đến nuôi tôm thẻ chân trắng, có những lúc mất mùa do thiên tai, dịch bệnh nhưng cũng có những năm được mùa. Năm được mùa nhiều hơn, điều kiện kinh tế khá dần lên, con cái được học hành đến nơi đến chốn. Tích lũy chút vốn liếng, gia đình tiếp tục cải thiện khu vực nuôi tôm bằng việc kiên cố hóa các bờ hồ bằng ống bi bê tông, mua thêm máy sục khí… Thế nhưng công sức của gia đình bỏ ra hơn 10 năm đằng đẵng đều bị bão số 10 hất tung hết xuống sông Dinh”.

Bão số 10 kết hợp với triều cường đã đập vỡ tan tành hệ thống bờ bao kiên cố phía cận kề sông Dinh, hàng vạn con tôm gần thu hoạch theo đó thoát hết ra ngoài sông. Ngoài thiệt hại về ao hồ, hệ thống điện, khu lán trại của ông Lài cũng bị hư hỏng nặng.

Ông Lài cho biết đã thả trên 50 vạn con tôm giống thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6 âm lịch. Tôm nuôi thời gian khoảng 3 tháng thì cho thu hoạch, và hiện tại thì gia đình ông Lài chẳng biết lấy chi mà thu hoạch. Ông Lài tính toán dự kiến sản lượng ước đạt hơn 3,5 tấn, với giá tôm thẻ chân trắng trên thị trường khá ổn định như hiện nay ông sẽ thu về 700 triệu đồng.

Ngoài việc mất trắng 700 triệu đồng, số tiền ông Lài còn nợ ngân hàng khoảng 150 triệu đồng là tiền mua thức ăn cho tôm trong thời gian qua. Hiện tại gia đình ông cần 50 triệu đồng để cải tạo lại hồ tôm, vá những nơi bị bão và triều cường đánh sập. Tuy nhiên, gia đình không thể gượng lên được vì lần thiệt hại này qua lớn, rất cần có sự giúp đỡ của các ngành chức năng, ngân hàng.

Trong tờ đơn gửi các cấp, ngành, ông Lài tha thiết: “Cuộc sống gia đình chúng tôi sau bão số 10 hết sức khó khăn. Để khôi phục lại hồ nuôi tôm, kịp thời thả lứa tôm giống tiếp theo đúng thời hạn, kính mong các cơ quan liên quan tạo mọi điều kiện cho chúng tôi được vay vốn, khoanh vốn vay, giảm nợ vay và hỗ trợ một phần kinh phí, cho gia đình tôi bắt đầu làm lại từ đầu”.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Thủy Sản Đang Ấm Dần Xuất Khẩu Thủy Sản Đang Ấm Dần

Sau một thời gian dài trầm lắng, những ngày đầu năm 2014 xuất khẩu (XK) thủy sản của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang có dấu hiệu ấm dần lên.

13/03/2014
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Hèo Ở Xã Hồ Đắc Kiện (Sóc Trăng) Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Hèo Ở Xã Hồ Đắc Kiện (Sóc Trăng)

Thời gian qua cùng với mô hình phát triển vườn cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn, nông dân xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) còn mạnh dạn chuyển đổi giống vật nuôi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình

13/03/2014
Nhiều Biện Pháp Phòng Cúm Gia Cầm Nhiều Biện Pháp Phòng Cúm Gia Cầm

Các tỉnh-thành khu vực miền Trung tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp để phòng chống sự lây lan và hạn chế nguy cơ bùng phát cúm gia cầm.

13/03/2014
Không Tự Ý Gây Nuôi Gián Đất Không Tự Ý Gây Nuôi Gián Đất

Vì vậy, Bộ NN&PTNT đề nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về việc tự ý nhập khẩu và gây nuôi gián đất trên địa bàn, đồng thời kiểm điểm rút kinh nghiệm về trách nhiệm quản lý của các cá nhân, đơn vị có liên quan.

13/03/2014
Niềm Vui Với Khoai Mì Vùng Bảy Núi Niềm Vui Với Khoai Mì Vùng Bảy Núi

Khác với tình hình rớt giá thê thảm của các loại nông sản khác dịp trước, trong và sau Tết, nông dân hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) đang rất phấn khởi trong vụ thu hoạch khoai mì được mùa, được giá.

13/03/2014