Trắng Tay Sau Bão

Ông Lê Văn Lài sinh sống tại thôn 9, xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), là một hộ nuôi tôm khá quy mô trong xã với diện tích hồ khoảng 3.500m2. Hàng vạn con giống được thả và chỉ còn khoảng độ 10 ngày nữa thì có thể thu hoạch. Thế nhưng sau cơn bão số 10, gia đình ông trắng tay.
Ông Lài đưa tôi ra khu vực hồ nuôi tôm của gia đình ông nằm ven sông Dinh, nơi giáp ranh giữa hai xã Nhân Trạch và Lý Trạch.
Ông kể rằng: “Năm 2002, được UBND xã Lý Trạch tạo điều kiện cho thuê đất, ngân hàng cho vay vốn đầu tư làm hồ nuôi tôm công nghiệp, gia đình xây dựng một hồ tôm diện tích 3.500m2 nằm phía nam sông Dinh. Hơn 10 năm vui buồn cùng con tôm, từ nuôi tôm sú đến nuôi tôm thẻ chân trắng, có những lúc mất mùa do thiên tai, dịch bệnh nhưng cũng có những năm được mùa. Năm được mùa nhiều hơn, điều kiện kinh tế khá dần lên, con cái được học hành đến nơi đến chốn. Tích lũy chút vốn liếng, gia đình tiếp tục cải thiện khu vực nuôi tôm bằng việc kiên cố hóa các bờ hồ bằng ống bi bê tông, mua thêm máy sục khí… Thế nhưng công sức của gia đình bỏ ra hơn 10 năm đằng đẵng đều bị bão số 10 hất tung hết xuống sông Dinh”.
Bão số 10 kết hợp với triều cường đã đập vỡ tan tành hệ thống bờ bao kiên cố phía cận kề sông Dinh, hàng vạn con tôm gần thu hoạch theo đó thoát hết ra ngoài sông. Ngoài thiệt hại về ao hồ, hệ thống điện, khu lán trại của ông Lài cũng bị hư hỏng nặng.
Ông Lài cho biết đã thả trên 50 vạn con tôm giống thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6 âm lịch. Tôm nuôi thời gian khoảng 3 tháng thì cho thu hoạch, và hiện tại thì gia đình ông Lài chẳng biết lấy chi mà thu hoạch. Ông Lài tính toán dự kiến sản lượng ước đạt hơn 3,5 tấn, với giá tôm thẻ chân trắng trên thị trường khá ổn định như hiện nay ông sẽ thu về 700 triệu đồng.
Ngoài việc mất trắng 700 triệu đồng, số tiền ông Lài còn nợ ngân hàng khoảng 150 triệu đồng là tiền mua thức ăn cho tôm trong thời gian qua. Hiện tại gia đình ông cần 50 triệu đồng để cải tạo lại hồ tôm, vá những nơi bị bão và triều cường đánh sập. Tuy nhiên, gia đình không thể gượng lên được vì lần thiệt hại này qua lớn, rất cần có sự giúp đỡ của các ngành chức năng, ngân hàng.
Trong tờ đơn gửi các cấp, ngành, ông Lài tha thiết: “Cuộc sống gia đình chúng tôi sau bão số 10 hết sức khó khăn. Để khôi phục lại hồ nuôi tôm, kịp thời thả lứa tôm giống tiếp theo đúng thời hạn, kính mong các cơ quan liên quan tạo mọi điều kiện cho chúng tôi được vay vốn, khoanh vốn vay, giảm nợ vay và hỗ trợ một phần kinh phí, cho gia đình tôi bắt đầu làm lại từ đầu”.
Có thể bạn quan tâm

Hội thảo quy hoạch nuôi tôm nước lợ khu vực ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 tổ chức tại Bạc Liêu là diễn đàn thảo luận giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất con giống và người nuôi tôm. Vấn đề được các đại biểu quan tâm hàng đầu tại hội thảo là đầu tư hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản và chất lượng tôm giống. Hai nội dung này được bàn luận sôi nổi tại hội thảo.

Tình hình xuất khẩu nông thủy sản từ đầu năm 2015 đến nay gặp khó khăn, giá trị thu về không như mong muốn, nhiều doanh nghiệp hoạt động ì ạch, trong khi các chỉ tiêu phát triển kinh tế bị ảnh hưởng... Gỡ khó cho xuất khẩu nông thủy sản đang được các bộ ngành trung ương và các tỉnh tập trung quyết liệt.

Gần 8 năm đầu tư phát triển chăn nuôi, trang trại của ông Nguyễn Công Bắc ở Hợp tác xã 6, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn được coi là một trong những trang trại điển hình của tỉnh Sơn La về áp dụng phương pháp an toàn sinh học, chăn nuôi khép kín, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đem lại hiệu quả kinh tế, hạn chế tác động môi trường.

Giống gà “mặt quỷ” (Ayam Cemani), được xem là giống gà đắt giá nhất trên thế giới, có xuất xứ từ Indonesia. Nhiều người dân bản địa tin rằng, người sở hữu giống gà này sẽ đem lại nhiều may mắn trong cuộc sống. Với giới kinh doanh, nuôi loại gà này đang mở ra triển vọng doanh thu và lợi nhuận cao.

Hiện tại hai huyện miền núi có số lượng trồng măng lớn là Tri Tôn và Tịnh Biên đã có măng, giá bán cao gấp 5-10 lần so với vụ rộ.