Trăn rớt giá

Theo các thương lái, hiện trăn loại 6 kg/con được thu mua chỉ với giá 150.000 đồng/kg, giảm gần một nửa so với đầu năm; loại 40 kg/con trở lên giá từ 220.000 - 250.000 đồng/kg, giảm 60.000 - 100.000 đồng/kg.
Nguyên nhân khiến giá trăn giảm mạnh và không xuất bán được do sự rớt giá từ năm trước đến năm nay còn ảnh hưởng. Vì thế nguồn hàng bị tồn đọng trong thời gian dài.
Thời điểm này thương lái không thu mua, hộ nuôi chỉ còn cách giữ lại để ương và nuôi đợi giá tăng thì bán. Song song đó, giá trăn giống khá cao khiến người nuôi lỗ nặng. Theo dự tính, mỗi con trăn đạt chuẩn 6kg người nuôi lỗ tương đương 100.000 đồng/con.
Có thể bạn quan tâm

Nhà vườn ở miền Tây đang mùa trái chín bắt đầu “thấm đòn” trước tác động kép: Hàng tiêu thụ chậm nay lại gặp thêm “nhà xe” tăng phí vận chuyển. Thương lái, nhà vựa thu mua trái cây cầm chừng, trái cây rớt giá sâu.

Ông Nguyễn Công Thừa, chủ nhiệm Hợp tác xã rau Anh Đào (Đà Lạt, Lâm Đồng), cho biết do ảnh hưởng của thời tiết, mưa nhiều và nguồn cung giảm, chưa kể chi phí vận tải cũng tăng, khiến giá nhiều mặt hàng rau tăng từ 100-200%.

Vụ tôm đầu năm nay, tỉnh Bình Định thả nuôi gần 2.200 ha diện tích mặt nước. Song nhiều vùng nuôi trọng điểm mới thả giống được 1 tháng rưỡi thì tôm đã lăn đùng ra chết hàng loạt khiến người nuôi hoang mang.

Vụ nuôi tôm xuân – hè 2014, huyện Hoằng Hóa phấn đấu nuôi thả 1.359 ha tôm; trong đó, diện tích thả tôm sú là 1.351 ha, tôm he chân trắng là 8 ha. Từ đầu tháng 4 đến nay, do thời tiết ấm áp, các chủ đầm nuôi tôm đã đấu mối với các cơ sở sản xuất giống thủy sản trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa để lấy nguồn giống bảo đảm chất lượng vào nuôi thả.

Không phụ thuộc vào con tôm, nhiều năm qua, hội viên Cựu chiến binh (CCB) ấp Truyền Huấn, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn (Cà Mau) áp dụng thành công mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm.