Tràn lan nông sản Trung Quốc gắn mác made in Viet Nam

Chẳng hạn, tiểu thương nói họ đang bán nho đen, đỏ Ninh Thuận 35.000 đồng/kg, nho xanh trái nhỏ lẫn trái lớn bằng hột mít giá 40.000 đồng/kg… Tuy nhiên, một số doanh nghiệp kinh doanh trái cây cho biết nho xanh đang bày bán ở thị trường chủ yếu là nho Trung Quốc, nho Ninh Thuận cũng có nhưng không có nhiều để bán tràn lan như vậy.
Hiện mỗi ngày có hàng trăm tấn khoai tây Trung Quốc nhập về Việt Nam qua cửa khẩu ở Lào Cai.
Theo TS Lương Ngọc Trung Lập- Trưởng bộ môn Nghiên cứu thị trường Viện Cây ăn quả Miền Nam, người bán biết rõ người tiêu dùng Việt sợ hàng Trung Quốc nên muốn tiêu thụ được cứ nói là hàng Việt Nam.
Điều đáng lo ngại là người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là hàng Trung Quốc, đâu là hàng Việt dẫn tới không dám mua.
Hệ quả là hàng Việt “chết” oan.
Trong khi cơ quan chức năng vẫn còn lúng túng, chưa có giải pháp xử lý hiệu quả.
“Thực trạng này khiến nhiều mặt hàng đặc sản Việt “mất giá” trầm trọng trong mắt người tiêu dùng và lâu dài mất thương hiệu là điều khó tránh khỏi” - một chuyên gia cảnh báo.
Ông Nguyễn Xuân Hồng – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện khoai tây của Trung Quốc nhập vào Việt Nam chưa có thống kê cụ thể nhưng ở miền Bắc thì chủ yếu đi qua hai cửa khẩu của Lạng Sơn và Lào Cai.
Trao đổi với phóng viên, đại diện kiểm dịch khu vực Lạng Sơn, bà Nguyễn Thị Hà - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng 7 cho biết, khoai tây của Trung Quốc thuộc mặt hàng nông sản và theo quy định về thương mại giữa hai nước hiện nay thì sản phẩm này không tính thuế nên khi nhập vào Việt Nam chủ yếu là qua đường chính ngạch, được kiểm dịch đầy đủ.
Theo thống kê tại các cửa khẩu thuộc địa bàn Lạng Sơn, năm 2014 chúng ta nhập khoai tây dùng làm thực phẩm là 21.316 tấn và từ đầu năm 2015 đến nay là 34.939 tấn.
Khoai tây là mặt hàng nhập theo mùa vụ, chủ yếu các doanh nghiệp nhập khẩu nhiều vào tháng 9 và tháng 10, hiện nay là thời điểm nhập khẩu nhiều nhất, lên tới 150 tấn/ngày.
Còn ông Nguyễn Văn Tuân - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng 8 (Lào Cai) cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp cũng nhập khẩu khoai tây từ Trung Quốc qua cửa khẩu này là 7.887 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013 vừa qua, dân nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng thắng lớn cả về sản lượng và giá. Toàn tỉnh Quảng Ninh có trên 9.500ha nuôi tôm (trong đó có 2.500ha nuôi tôm chân trắng) với tổng sản lượng trên 8.000 tấn; giá bán trên thị trường dao động trong khoảng 150.000-210.000 đồng/kg (cao hơn từ 70.000-100.000 đồng/kg so với cùng kỳ 2012).

Nhằm hướng tới xây dựng thương hiệu thịt heo sạch cho Đồng Nai, đầu năm 2012 hơn 25 hộ chăn nuôi heo ở huyện Thống Nhất, gồm các xã: Gia Kiệm, Quang Trung, Gia Tân 1, Gia Tân 2 và Gia Tân 3 đã lên kế hoạch thực hiện chuỗi liên kết chăn nuôi heo. Theo đó, các hộ sẽ liên kết với nhà cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, nhà phân phối…

Bộ NN&PTNT vừa tổ chức ký kết Chương trình hành động sản xuất, sử dụng nông sản hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP, với sự tham gia của Sở NN&PTNT các tỉnh thành, Văn phòng Trung ương Đảng cùng nhiều Bộ ngành có liên quan.

Chưa hết buồn vì năng suất niên vụ mía giảm, lỗ vốn đầu tư, nông dân xã Ninh Tân (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) lại thêm phần lo lắng bởi mía đã chặt nhưng phơi khô trên ruộng do xe chở mía bị một nhóm người chặn lại, không cho vận chuyển về nhà máy.

“Vương quốc” thanh long của Việt Nam ngày càng mở rộng quy mô diện tích cũng đồng thời đòi hỏi nguồn điện cung ứng tăng cao. Vì vậy để phát huy hiệu quả cho cây trồng lợi thế này, ngành điện sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư nhiều công trình điện trong năm nay.