Tràn lan nông sản Trung Quốc gắn mác made in Viet Nam

Chẳng hạn, tiểu thương nói họ đang bán nho đen, đỏ Ninh Thuận 35.000 đồng/kg, nho xanh trái nhỏ lẫn trái lớn bằng hột mít giá 40.000 đồng/kg… Tuy nhiên, một số doanh nghiệp kinh doanh trái cây cho biết nho xanh đang bày bán ở thị trường chủ yếu là nho Trung Quốc, nho Ninh Thuận cũng có nhưng không có nhiều để bán tràn lan như vậy.
Hiện mỗi ngày có hàng trăm tấn khoai tây Trung Quốc nhập về Việt Nam qua cửa khẩu ở Lào Cai.
Theo TS Lương Ngọc Trung Lập- Trưởng bộ môn Nghiên cứu thị trường Viện Cây ăn quả Miền Nam, người bán biết rõ người tiêu dùng Việt sợ hàng Trung Quốc nên muốn tiêu thụ được cứ nói là hàng Việt Nam.
Điều đáng lo ngại là người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là hàng Trung Quốc, đâu là hàng Việt dẫn tới không dám mua.
Hệ quả là hàng Việt “chết” oan.
Trong khi cơ quan chức năng vẫn còn lúng túng, chưa có giải pháp xử lý hiệu quả.
“Thực trạng này khiến nhiều mặt hàng đặc sản Việt “mất giá” trầm trọng trong mắt người tiêu dùng và lâu dài mất thương hiệu là điều khó tránh khỏi” - một chuyên gia cảnh báo.
Ông Nguyễn Xuân Hồng – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện khoai tây của Trung Quốc nhập vào Việt Nam chưa có thống kê cụ thể nhưng ở miền Bắc thì chủ yếu đi qua hai cửa khẩu của Lạng Sơn và Lào Cai.
Trao đổi với phóng viên, đại diện kiểm dịch khu vực Lạng Sơn, bà Nguyễn Thị Hà - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng 7 cho biết, khoai tây của Trung Quốc thuộc mặt hàng nông sản và theo quy định về thương mại giữa hai nước hiện nay thì sản phẩm này không tính thuế nên khi nhập vào Việt Nam chủ yếu là qua đường chính ngạch, được kiểm dịch đầy đủ.
Theo thống kê tại các cửa khẩu thuộc địa bàn Lạng Sơn, năm 2014 chúng ta nhập khoai tây dùng làm thực phẩm là 21.316 tấn và từ đầu năm 2015 đến nay là 34.939 tấn.
Khoai tây là mặt hàng nhập theo mùa vụ, chủ yếu các doanh nghiệp nhập khẩu nhiều vào tháng 9 và tháng 10, hiện nay là thời điểm nhập khẩu nhiều nhất, lên tới 150 tấn/ngày.
Còn ông Nguyễn Văn Tuân - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng 8 (Lào Cai) cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp cũng nhập khẩu khoai tây từ Trung Quốc qua cửa khẩu này là 7.887 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, dịch bệnh trên các loài thủy sản nuôi liên tiếp diễn ra khiến nhiều hộ nuôi lao đao. Không chỉ gây nên thiệt hại về kinh tế, dịch bệnh còn khiến tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tôm là một trong những loài thủy sản được nuôi phổ biến do mang lại giá trị cao.

Theo kết quả khảo sát vào đầu năm 2013 của Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu về tỷ lệ hao hụt của lươn nuôi từ nguồn giống khai thác tự nhiên ở địa bàn xã Tân An thuộc thị xã Tân Châu cho thấy: Tỷ lệ hao hụt trung bình của lươn nuôi ở các mô hình nuôi lươn thương phẩm là: 59,27% .

Trong những năm qua, ngành Thuỷ sản Vân Đồn (Quảng Ninh) có những bước phát triển mạnh. Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản hàng năm đều đạt ở mức cao. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi nhuyễn thể, đã trở thành thế mạnh phát triển kinh tế của huyện Vân Đồn.

Việc nuôi bò không chỉ có 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang), mà ngay cả vùng đầu nguồn, các huyện cù lao và ven sông Hậu cũng phát triển mạnh. Mô hình “2b” (trồng bắp và nuôi bò) trở nên phổ biến, khi nông dân tận dụng phụ phẩm trồng trọt để chăn nuôi, vừa giải quyết việc làm, vừa tăng thu nhập cho gia đình ở nông thôn.

Sáng ngày 4-9, tại TP Phan Rang – Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận cùng Tập đoàn Chen Jedang Corpration - Hàn Quốc (Tập đoàn CJ) tổ chức Lễ ký kết bản ghi nhớ “Phát triển vùng chuyên canh ớt gắn với xây dựng nhà máy chế biến ớt khô, đóng gói tại Ninh Thuận để xuất khẩu”.