Trạm Khuyến Nông Thị Xã Tân Châu Trình Diễn Mô Hình Nuôi Cá Còm

Sáng ngày 23/10/2014, tại ấp 1, xã Vĩnh Xương. Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu (An Giang) tổ chức trình diễn mô hình “Nuôi cá Còm”, có trên 30 nông dân đến từ các xã trên địa bàn Tân Châu tham dự.
Cá Còm còn gọi là cá Nàng hai, sống ở nước ngọt và lợ, đây là loại cá có chất lượng thịt ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn cao cấp. Hiện tại loài cá này bị khai thác quá mức, đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Tuy nhiên, những năm gần đây có nhiều cơ sở, trung tâm nghiên cứu và sinh sản thành công loài cá còm này và cung cấp giống cho người nuôi, không phải phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên.
Tham quan thực tế tại hộ ông Lâm Vĩnh Gia, ấp 1, xã Vĩnh Xương, người có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi thủy sản, tận dụng 200m2 ao nuôi sẳn có, được sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ Trạm khuyến nông thị xã, ông Vĩnh Gia thả nuôi 1.300 con cá còm giống. Sau 5 tháng nuôi thử nghiệm, cá phát triển tốt, ít bệnh, tỉ lệ nuôi sống đạt trên 85%, trọng lượng 200 gram/con, với giá bán cho thương lái hiện nay 62.000đ/kg. Sau khi trừ chi phí con giống, thức ăn, thuốc thú y, ông Lâm Vĩnh Gia thu lãi gần 12 triệu đồng.
Đây là mô hình chăn nuôi mới, phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên ở vùng lũ đầu nguồn Tân Châu. Thông qua mô hình, nhằm giúp cho người chăn nuôi tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Việc nhà máy tinh luyện dầu cá cao cấp Sao Mai ra đời là mắc xích quan trọng trong việc khép kín chuỗi nuôi trồng và chế biến cá tra, basa xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Tại Đồng Tháp, mô hình nuôi tôm càng xanh đóng vai trò quan trọng thứ hai sau cá tra trong nghề nuôi thủy sản nước ngọt. Tận dụng lợi thế thiên nhiên, tỉnh xác định sản xuất luân canh 1 vụ lúa - 1 vụ tôm trong mùa lũ là mô hình phát triển bền vững để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, góp phần cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Trong đó, mô hình nuôi cá rô phi đạt hiệu quả rõ rệt, giúp nông dân nâng cao thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại nông sản khác, bắp lai vẫn “lận đận” trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Dẫu rằng, nhu cầu tiêu thụ bắp lai của thị trường trong nước rất lớn nhưng giá bắp nông dân bán tại ruộng thì lại rất “bèo” khi vào thu hoạch.

Yêu cầu của mô hình là khu vực chăn nuôi phải xa khu dân cư, xa nguồn nước, cách nhà tối thiểu 20m, nông dân tham gia phải thực hiện đúng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, tuân thủ quy trình tiêm phòng các loại bệnh theo hướng dẫn của thú y, con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt.