Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trám đen thực phẩm quý

Trám đen thực phẩm quý
Ngày đăng: 21/09/2015

Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, thôn Vân Xuyên thu hoạch trám đen.

Xã Hoàng Vân là vựa trám đen của huyện. Toàn xã có hơn 600 cây trám đen cổ thụ, tập trung chủ yếu ở thôn Vân Xuyên và Vạn Thạch - nơi có nhiều diện tích bãi đất bồi ven sông Cầu.

Chị Lê Thị Phượng, thôn Vân Xuyên cho biết: “Nhà tôi có 10 cây trám đen hơn 100 năm, vụ nào cũng cho nhiều quả.

Mấy năm trở lại đây, mỗi năm tôi bán 4 - 5 tạ quả, giá 80 nghìn đồng/kg, cho nguồn thu đáng kể”.

Nhiều hộ dân khác trong xã cũng có nguồn thu nhập từ 30 - 60 triệu đồng/năm từ trám đen như gia đình ông, bà: Nguyễn Văn Bắc, Nguyễn Thị Thanh Xuân, thôn Vân Xuyên; Nguyễn Thị Nhi, thôn Vạn Thạch. Riêng thôn Vân Xuyên có gần 400 cây trám cho thu hoạch, mỗi vụ khoảng 4 tấn. Nhiều hộ dân tự chọn những quả to, đẹp để nhân giống.

Trám đen là giống cây khó trồng, chỉ phát triển trên đất phù sa. Thân thẳng, gốc hơi có múi, phân cành khá cao.

Quả khi non màu xanh nhạt, chín màu tím đen, thịt màu hồng thẫm. Chỉ nên thu hoạch trám đen vào những ngày khô ráo, nếu thu hoạch vào trời mưa quả sẽ nhanh bị thối, hỏng. Sản phẩm này có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng nên tiêu thụ thuận lợi.

Nhận thấy đây là giống cây quý, cho thu nhập tốt nên những năm trở lại đây, người dân trong xã đã tự ươm và trồng mới khoảng 1.000 cây trám đen.

Từ năm 2012, UBND xã phối hợp Viện Nông hóa Thổ nhưỡng (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và Viện Nghiên cứu và phát triển bền vững vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) mở nhiều hội thảo, nghiên cứu chất đất nhằm mở rộng diện tích.

Xã đã đầu tư trồng thử nghiệm 4 ha trám rải rác khắp các thôn song đến nay số cây sinh trưởng và phát triển được không nhiều.

Ông Tạ Đức Khang, Chủ tịch UBND xã Hoàng Vân nói: “Năm nay, ước toàn xã thu được từ 6 - 8 tấn trám tươi, với giá bình quân từ 60 - 80 nghìn đồng/kg. Nếu mở rộng được diện tích, cây trám đen có thể giúp nâng cao thu nhập cho người dân.

Tuy nhiên, do đây là giống cây kén đất trồng, chỉ phù hợp với chân đất phù sa do sông Cầu bồi đắp nên việc mở rộng diện tích để bảo tồn nguồn gen gặp nhiều khó khăn”.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Chẽm Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Chẽm

Phá thế độc canh con tôm, tận dụng diện tích ao nuôi quanh nhà, nhiều hộ dân trong tỉnh Cà Mau có thêm nguồn thu nhập từ mô hình nuôi cá chẽm. Thức ăn chế biến từ cá chẽm được ưu chuộng tại các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh; vì thế cá chẽm có giá trị cao về kinh tế.

07/12/2012
Tỷ Phú Trên “Đất Khách” Tỷ Phú Trên “Đất Khách”

Cà Mau là vùng đất phì nhiêu, trù phú, song cũng lắm phần khắc nghiệt. Nếu không đủ ý chí có lẽ đây chẳng phải là miền đất hứa cho những ai có mộng làm giàu. Nhưng giờ đây Cà Mau đang thay da đổi thịt từng ngày, trở thành một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.

24/06/2013
Nuôi Tôm Càng Xanh, Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Đồng Tháp Nuôi Tôm Càng Xanh, Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Đồng Tháp

Vùng dự án nuôi tôm càng xanh thuộc ấp Bình Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có diện tích 493 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 200 ha, tập trung ở ô bao số 8 và ô bao số 21.

12/12/2012
Thu Hoạch Tôm Càng Xanh, Năng Suất 200 Kg/ha Thu Hoạch Tôm Càng Xanh, Năng Suất 200 Kg/ha

Đến nay, nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã chính thức vào vụ thu hoạch tôm càng xanh trên ruộng lúa, tập trung chủ yếu ở các xã Biển Bạch, Biển Bạch Đông và Trí Phải.

16/12/2012
Nuôi Thuỷ Sản Ở Đầm Dơi Tìm Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Nuôi Thuỷ Sản Ở Đầm Dơi Tìm Giải Pháp Phát Triển Bền Vững

Năm 2012 là năm huyện Đầm Dơi gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực nuôi thuỷ sản. Người dân và doanh nghiệp phải đối mặt với giá cả vật tư tăng cao, dịch bệnh hoành hành, tư thương ép giá… Tuy nhiên, chính quyền các cấp ở Đầm Dơi luôn đồng hành, nỗ lực vượt khó cùng người dân.

24/06/2013