Trám đen thực phẩm quý

Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, thôn Vân Xuyên thu hoạch trám đen.
Xã Hoàng Vân là vựa trám đen của huyện. Toàn xã có hơn 600 cây trám đen cổ thụ, tập trung chủ yếu ở thôn Vân Xuyên và Vạn Thạch - nơi có nhiều diện tích bãi đất bồi ven sông Cầu.
Chị Lê Thị Phượng, thôn Vân Xuyên cho biết: “Nhà tôi có 10 cây trám đen hơn 100 năm, vụ nào cũng cho nhiều quả.
Mấy năm trở lại đây, mỗi năm tôi bán 4 - 5 tạ quả, giá 80 nghìn đồng/kg, cho nguồn thu đáng kể”.
Nhiều hộ dân khác trong xã cũng có nguồn thu nhập từ 30 - 60 triệu đồng/năm từ trám đen như gia đình ông, bà: Nguyễn Văn Bắc, Nguyễn Thị Thanh Xuân, thôn Vân Xuyên; Nguyễn Thị Nhi, thôn Vạn Thạch. Riêng thôn Vân Xuyên có gần 400 cây trám cho thu hoạch, mỗi vụ khoảng 4 tấn. Nhiều hộ dân tự chọn những quả to, đẹp để nhân giống.
Trám đen là giống cây khó trồng, chỉ phát triển trên đất phù sa. Thân thẳng, gốc hơi có múi, phân cành khá cao.
Quả khi non màu xanh nhạt, chín màu tím đen, thịt màu hồng thẫm. Chỉ nên thu hoạch trám đen vào những ngày khô ráo, nếu thu hoạch vào trời mưa quả sẽ nhanh bị thối, hỏng. Sản phẩm này có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng nên tiêu thụ thuận lợi.
Nhận thấy đây là giống cây quý, cho thu nhập tốt nên những năm trở lại đây, người dân trong xã đã tự ươm và trồng mới khoảng 1.000 cây trám đen.
Từ năm 2012, UBND xã phối hợp Viện Nông hóa Thổ nhưỡng (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và Viện Nghiên cứu và phát triển bền vững vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) mở nhiều hội thảo, nghiên cứu chất đất nhằm mở rộng diện tích.
Xã đã đầu tư trồng thử nghiệm 4 ha trám rải rác khắp các thôn song đến nay số cây sinh trưởng và phát triển được không nhiều.
Ông Tạ Đức Khang, Chủ tịch UBND xã Hoàng Vân nói: “Năm nay, ước toàn xã thu được từ 6 - 8 tấn trám tươi, với giá bình quân từ 60 - 80 nghìn đồng/kg. Nếu mở rộng được diện tích, cây trám đen có thể giúp nâng cao thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên, do đây là giống cây kén đất trồng, chỉ phù hợp với chân đất phù sa do sông Cầu bồi đắp nên việc mở rộng diện tích để bảo tồn nguồn gen gặp nhiều khó khăn”.
Có thể bạn quan tâm

Xã Thừa Đức là một xã biển của huyện Bình Đại, điều kiện tự nhiên của xã rất thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế biển và nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần đây, phong trào nuôi hàu thương phẩm phát triển nhanh tại địa phương và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế gia đình.

Cà Mau là trung tâm lớn về nuôi trồng và khai thác, chế biến thuỷ sản trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện, toàn tỉnh có trên 296 nghìn ha diện tích nuôi trồng thủy sản thì diện tích nuôi tôm đã là trên 266 nghìn ha, chiếm tới 40% diện tích so cả nước.

Nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện mô hình trình diễn phân lân trên vùng đất phèn làm cơ sở nhân rộng, ngày 26/8/14, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu phối với nhà máy Super phốt phát Long Thành cùng địa phương tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn "Phân Super lân Long thành trên cây lúa vụ Hè Thu năm 2014".

Mục tiêu xuất khẩu cả năm đạt 28,5 tỷ USD của ngành nông nghiệp đã nằm trong tầm tay, tuy nhiên, những khó khăn đang manh nha trên thị trường đòi hỏi phải tiếp tục có những giải pháp tích cực, nhằm duy trì mạch tăng trưởng xuất khẩu...

Nằm trong dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong xây dựng mô hình chăn nuôi gà sao sinh sản và thương phẩm tại tỉnh Bạc Liêu”, với quy mô 3.100 con gà sao, thực hiện tại 4 huyện Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai, Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu.