Tràm chết bất thường do giống kém chất lượng

Tràm chết hàng loạt
Để đảm bảo diện tích trồng rừng sau khai thác trên địa bàn xã Nguyễn Phích, UBND xã này đảm nhận luôn việc làm “đại lý” cung cấp giống tràm cho bà con.
Nhưng khi cây tràm giống bị tố kém chất lượng, xã lại đổ lỗi cho dân không thiết tha với việc trồng rừng.
Nhiều diện tích tràm bị thiệt hại nặng.
Tiếp xúc với phóng viên NTNN, người dân xã Nguyễn Phích cho biết, xưa nay UBND xã có quy định:
Hộ dân nhận đất rừng, trước khi khai thác tràm phải đóng cho xã một số tiền tương ứng với diện tích đất rừng của mình (khoảng 1,7 triệu đồng/ha), số tiền này xã sẽ dùng vào việc mua cây tràm giống cung cấp ngược lại cho dân.
Ai muốn khai thác thì phải thực hiện phần “thủ tục” đóng tiền cho xã.
Ông Nguyễn Văn Huốl, ngụ ấp 20, xã Nguyễn Phích cho biết: “Gia đình tôi có hơn 1ha đất rừng nhận khoán.
Mới đây sau khi khai thác, tôi lên xã nhận tràm giống về trồng.
Mọi khâu từ cải tạo đất, chăm sóc...
tôi đều làm đúng quy trình, nhưng không hiểu sao chỉ hơn 1 tháng sau khi trồng, tràm cứ chết dần.
Hiện có hơn 70% diện tích bị thiệt hại”.
Cùng cảnh ngộ, anh Trần Văn Tý mấy ngày qua buồn héo ruột vì cây tràm của gia đình chết dần từng ngày.
“Vừa qua tôi lên xã nhận 20.000 cây tràm giống về trồng trên 1ha đất, nhưng hiện phân nửa diện tích đã chết.
Tiếc công, tiếc của, tôi ra sức cấy giặm, nhưng vẫn không cứu được” – anh Tý nói.
Người dân địa phương cho biết, tràm là loại cây dễ trồng nhất, rất ít gặp rủi ro, nhưng vụ trồng mới năm nay cây tràm chết hàng loạt, nguyên nhân là do tràm giống xã Nguyễn Phích cung cấp không đạt chất lượng.
Làm rõ nguyên nhân
" Là người dân có hơn nửa đời người gắn với việc trồng rừng, nên tất cả các khâu từ cải tạo đất, chăm sóc...
tôi đều làm đúng quy trình.
Nhưng không hiểu sao chỉ hơn 1 tháng sau khi trồng, cây tràm chết dần.
Hiện có hơn 70% diện tích bị thiệt hại”. Ông Nguyễn Văn Huối
Về chuyện dân phải đóng tiền cho xã mua cây giống, ông Lê Trung Kiên – Chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích cho biết: “Xã không buộc dân phải đóng tiền mà hoàn toàn mang tính chất tự nguyện, ai muốn xã mua cây giống giúp thì đóng tiền, không thì thôi”.
Về việc người dân tố tràm giống kém chất lượng, ông Châu Thanh Nhã – cán bộ phụ trách lâm nghiệp xã Nguyễn Phích cho biết: “Trước khi nhận cây giống, dân có kiểm tra hẳn hoi, nhưng giờ lại đổ lỗi do xã cung cấp giống kém chất lượng là không đúng.
Cây giống chúng tôi mua ở Hậu Giang có chất lượng tốt.
Tôi khẳng định, những hộ có tràm bị chết là do không chăm sóc tốt”.
Trong khi đó, người dân cho rằng, năm nay xã cung cấp cây tràm giống quá non so với quy định nên không thể chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt như hiện nay.
Về vấn đề này, ông Trần Văn Thức – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho biết: Sở đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm kết hợp với chính quyền địa phương làm rõ nguyên nhân cây tràm giống bị chết, nhằm có hướng hỗ trợ người dân kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Việc cho vải ra quả từ thân đã mang lại những hiệu quả về kinh tế, thu hái nhanh, bớt đi một nửa nhân công trong những ngày cao điểm, giá cao và ổn định.

Là tỉnh có diện tích trồng khoai lang lớn nhất ĐBSCL nhưng hiện nay giá khoai lang tại Vĩnh Long đang lên xuống thất thường vì quá phụ thuộc thị trường Trung Quốc

Có tám container vải tươi của VN đã và đang trên đường đến hai thị trường khó tính mới mở là Mỹ và Úc sau nửa tháng bắt đầu xuất khẩu.
Xã Pú Nhi (huyện Điện Biên Đông) có 20 bản của 2 dân tộc Mông và Thái. Sản xuất nông nghiệp ở đây từ lâu đời chủ yếu canh tác một vụ trên nương, năng suất, sản lượng thấp. Đất sản xuất có độ dốc cao, nhanh bạc màu, người dân không sử dụng phân bón nên gieo trồng được 2 - 3 vụ lại bỏ hoang. Diện tích rừng bị thu hẹp mà cuộc sống người dân vẫn không được cải thiện nhiều, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Miên, đội 23, xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên) tại lớp tập huấn “Quy trình chăm sóc cây lúa, ngô trên đồng ruộng bằng các sản phẩm của Công ty Supper phốt phát và Hoá chất Lâm Thao” diễn ra từ ngày 12 - 13/6 vừa qua, bà Miên hồ hởi cho biết, đã nhiều năm qua mỗi khi bước vào mùa vụ, gia đình bà không phải lo tiền, hay vay lãi nóng để mua phân bón nữa.