Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trăm Cái Khó Đổ Lên Vai Người Nuôi Tôm Sú

Trăm Cái Khó Đổ Lên Vai Người Nuôi Tôm Sú
Ngày đăng: 16/07/2012

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, chi phí thức ăn cho nuôi tôm thường chiếm trên 65-75% giá thành sản phẩm. Nhưng hiện tại, giá thức ăn cho tôm sú đến tay người nuôi giá cao ngất: từ 80.000-120.000 đồng/bao (25kg) tuỳ loại, đó là thanh toán tiền mặt, còn nợ đến thu hoạch giá còn tính cao hơn nhiều.

Trăm cái khó đang đổ lên vai người nưôi tôm sú. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết hiện nay các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Sóc Trăng rất ngại đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm sú, vì dư nợ quá cao. Nếu có đầu tư thì nguồn vốn vay rất hạn chế, chỉ ưu tiên những hộ làm ăn sòng phẳng với ngân hàng (trã lãi và vốn đúng định kỳ) nhưng tỷ lệ hộ này đáng là bao. Trong khi đó, trên địa bàn Sóc Trăng có hơn 80% hộ nuôi tôm sú đang thiếu nguồn vốn tiền mặt để mua thức ăn và thuốc xử lý phòng trừ bệnh trong suốt thời gian nuôi.

Ngoài ra, một thực tế là đang lúc tôm sú cần thức ăn mà giá thức ăn lại tăng cao, thật là khó cho nông dân. Đang lúc gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thì các đại lý bán thức ăn thuỷ sản không bán chịu cho người nuôi tôm như những năm trước, đã đẩy nông dân vào thế bí chạy đôn chạy đáo kiếm tiền về mua thức ăn cho tôm. Chị Đặng Kim Thoa, một đại lý thức ăn thuỷ sản tại chợ Nhu Gia, xã Thạnh Phú-Mỹ Xuyên-Sóc Trăng nói: "Hiện nay các nhà máy thức ăn giao hàng đều nhận tiền mặt và giá lại tăng liên tục cộng với lãi suất ngân hàng đang tăng lên, đầu tư nuôi tôm lại quá nhiều rủi ro do tôm nuôi chết nhiều năm liền nên đại lý thức ăn gánh không nổi".

Còn các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu ở ĐBSCL không mặn mà với việc thu mua nguyên liệu tôm sú đã làm cho giá tôm sú có chiều hướng giảm mạnh.

Anh Lê Văn Điều ở xã Ngọc Đông-Mỹ Xuyên-Sóc Trăng, người có thâm niên 10 năm nuôi tôm sú với mô hình quảng canh cải tiến, bức xúc nói: "Giờ đây người nuôi tôm sú gặp rất nhiều khó khăn, vừa nuôi vừa phập phồng lo sợ cộng với chi phí thức ăn tăng còn giá tôm đang có chiều hướng giảm liên tục thì người nuôi khó lời. Giá tôm sú loại 30 con/kg tại vựa tôm Mỹ Xuyên chỉ còn 95-97 ngàn đồng/kg, còn loại 40 con/kg chỉ có 70-75 ngàn đồng/kg. Nếu chẳng may dịch bệnh, tôm chậm lớn, người nuôi sẽ vỡ nợ".

Trước thực trạng người nuôi tôm sú đang điêu đứng vì thất mùa và nợ nần, thiết nghĩ các cấp chính quyền và các ngành chức năng sớm có chính sách thiết thực giúp đỡ nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn này.


Có thể bạn quan tâm

Thử Nghiệm Nuôi Cá Chình Hoa Trong Lồng Bằng Các Loại Thức Ăn Khác Nhau Thử Nghiệm Nuôi Cá Chình Hoa Trong Lồng Bằng Các Loại Thức Ăn Khác Nhau

Đây là đề tài của nhóm tác giả Nguyễn Phi Nam, Phạm Thị Phương Lan, Nguyễn Văn Huy, Trần Quốc Thịnh thuộc Đại học Huế. Cá chình hoa (Anguilla marmorata) được nuôi thử nghiệm trong lồng nổi ở hồ Hòa Mỹ (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) với hai loại thức ăn là cá tạp tươi và thức ăn công nghiệp. Theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy hòa tan mặc dù có biến động nhưng đều nằm trong ngưỡng chịu đựng của cá.

31/10/2013
Giá Mủ Cao Su Giảm 4.500 Đồng/kg So Vụ Trước Giá Mủ Cao Su Giảm 4.500 Đồng/kg So Vụ Trước

Hiện giá mủ cao su được các thương lái thu mua tại huyện Sông Hinh (Phú Yên) ở mức 15.500 đồng/kg mủ đông, giảm 4.500 đồng/kg so với vụ 2012 và chỉ bằng 1/2 giá của năm 2010.

31/10/2013
Trồng Dưa Lưới “Một Vốn, Ba Lời” Trồng Dưa Lưới “Một Vốn, Ba Lời”

Giữa cái nắng gay gắt, bước vào vườn dưa lưới trồng phủ bạt với dàn cây xanh mướt mắt, trái lủng lẳng sắp đến ngày thu hoạch ai cũng trầm trồ, thích thú…

01/11/2013
Đời Theo Những Cánh Ong Đời Theo Những Cánh Ong

Lên Tây Nguyên cắm chốt trong rừng cà phê, về đồng bằng đón hoa keo lá tràm, quanh năm sống tạm bợ trong lều tạm. Đấy là cuộc sống của những người nuôi ong lấy mật.

01/11/2013
Nông Nghiệp Kết Hợp Khai Thác Du Lịch Sinh Thái Cộng Đồng Tại Các Tỉnh Miền Đông Nam Bộ Nông Nghiệp Kết Hợp Khai Thác Du Lịch Sinh Thái Cộng Đồng Tại Các Tỉnh Miền Đông Nam Bộ

Từ ngày 18/10 đến 20/10/2013, Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại TP. tổ chức cho nông dân sản xuất giỏi, Hội viên Hội Làm vườn và khuyến nông viên các quận huyện tham quan mô hình, học tập kinh nghiệm sản xuất trong phát triển rau VietGAP và an toàn thực phẩm, hoa kiểng kết hợp khai thác du lịch sinh thái cộng đồng ở các tỉnh miền Đông Nam bộ qua đó giúp cho nông dân TP.HCM có dịp trao đổi, học tập những mô hình hiệu quả kinh tế cao của các tỉnh về phục vụ nhu cầu phát triển của địa phương. Trong 03 ngày đoàn được tham quan các mô hình như vườn hoa địa lan Anh Quỳnh với diện tích khoảng 6000m2, 20.000 chậu, 12 giống địa lan các loại được nhập từ các nước như Úc, Nhật…

01/11/2013