Trăm Cái Khó Đổ Lên Vai Người Nuôi Tôm Sú

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, chi phí thức ăn cho nuôi tôm thường chiếm trên 65-75% giá thành sản phẩm. Nhưng hiện tại, giá thức ăn cho tôm sú đến tay người nuôi giá cao ngất: từ 80.000-120.000 đồng/bao (25kg) tuỳ loại, đó là thanh toán tiền mặt, còn nợ đến thu hoạch giá còn tính cao hơn nhiều.
Trăm cái khó đang đổ lên vai người nưôi tôm sú. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết hiện nay các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Sóc Trăng rất ngại đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm sú, vì dư nợ quá cao. Nếu có đầu tư thì nguồn vốn vay rất hạn chế, chỉ ưu tiên những hộ làm ăn sòng phẳng với ngân hàng (trã lãi và vốn đúng định kỳ) nhưng tỷ lệ hộ này đáng là bao. Trong khi đó, trên địa bàn Sóc Trăng có hơn 80% hộ nuôi tôm sú đang thiếu nguồn vốn tiền mặt để mua thức ăn và thuốc xử lý phòng trừ bệnh trong suốt thời gian nuôi.
Ngoài ra, một thực tế là đang lúc tôm sú cần thức ăn mà giá thức ăn lại tăng cao, thật là khó cho nông dân. Đang lúc gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thì các đại lý bán thức ăn thuỷ sản không bán chịu cho người nuôi tôm như những năm trước, đã đẩy nông dân vào thế bí chạy đôn chạy đáo kiếm tiền về mua thức ăn cho tôm. Chị Đặng Kim Thoa, một đại lý thức ăn thuỷ sản tại chợ Nhu Gia, xã Thạnh Phú-Mỹ Xuyên-Sóc Trăng nói: "Hiện nay các nhà máy thức ăn giao hàng đều nhận tiền mặt và giá lại tăng liên tục cộng với lãi suất ngân hàng đang tăng lên, đầu tư nuôi tôm lại quá nhiều rủi ro do tôm nuôi chết nhiều năm liền nên đại lý thức ăn gánh không nổi".
Còn các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu ở ĐBSCL không mặn mà với việc thu mua nguyên liệu tôm sú đã làm cho giá tôm sú có chiều hướng giảm mạnh.
Anh Lê Văn Điều ở xã Ngọc Đông-Mỹ Xuyên-Sóc Trăng, người có thâm niên 10 năm nuôi tôm sú với mô hình quảng canh cải tiến, bức xúc nói: "Giờ đây người nuôi tôm sú gặp rất nhiều khó khăn, vừa nuôi vừa phập phồng lo sợ cộng với chi phí thức ăn tăng còn giá tôm đang có chiều hướng giảm liên tục thì người nuôi khó lời. Giá tôm sú loại 30 con/kg tại vựa tôm Mỹ Xuyên chỉ còn 95-97 ngàn đồng/kg, còn loại 40 con/kg chỉ có 70-75 ngàn đồng/kg. Nếu chẳng may dịch bệnh, tôm chậm lớn, người nuôi sẽ vỡ nợ".
Trước thực trạng người nuôi tôm sú đang điêu đứng vì thất mùa và nợ nần, thiết nghĩ các cấp chính quyền và các ngành chức năng sớm có chính sách thiết thực giúp đỡ nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Có thể bạn quan tâm

Theo định hướng phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, những năm qua, TP Cần Thơ đã triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm nâng cao chất lượng đầu ra cho ngành lúa gạo thành phố. Trong đó, mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã khẳng định hiệu quả bước đầu và được nông dân trồng lúa đồng thuận hưởng ứng. Hiện nay, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ đang tập trung vận động doanh nghiệp, nông dân tham gia nhân rộng mô hình tạo tiền đề tiến tới liên kết sản xuất lúa theo hướng VietGAP.

Tiến sĩ Addison Lawrence - Một nhà khoa học nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu AgriLife Texas đã nghiên cứu thành công một công nghệ mới, hứa hẹn mang đến cuộc cách mạng cho ngành tôm

Không đòi hỏi diện tích và chi phí cao nhưng lại cho lợi nhuận khá hấp dẫn, nuôi dê thịt đã và đang là mô hình được nhiều hộ tại xã Long Hòa (Phú Tân - An Giang) thực hiện. Cũng nhờ mô hình này mà ông Nguyễn Văn Kìa, ngụ ấp Long Hòa 1 đã có điều kiện cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Là vùng đất phèn, qua nhiều thế hệ, người dân xã Hỏa Tiến, TP.Vị Thanh (Hậu Giang) đã quen với cây khóm, loại cây đặc sản của vùng đất Hậu Giang. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, nhiều người đã cải tạo đất trồng mía thay khóm, cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Bước sang đầu tháng 8 giá thịt lợn đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức rất cao. Cụ thể, giá lợn hơi khu vực phía Bắc ở mức 64.000 - 65.000 đồng/kg trong khi tại khu vực phía Nam là 57.000 - 58.000 đồng/kg, giảm khoảng 5.000 đồng/kg so với cuối tháng 7