Trái Xay Rừng Vào Vụ Thu Hoạch

Gần cuối tháng 7, sau khi vụ thu hoạch trái ươi rừng kết thúc; nhiều người dân miền núi Sơn Hà, Sơn Tây lại tiếp tục kéo nhau vào núi để thu hoạch trái xay.
Với giá xay được mua hiện từ 30.000-35.000 đồng/kg, hàng trăm người dân 2 địa phương trên có thể thu về từ loại lâm sản này từ 250.000-300.000 đồng/ngày/người, một mức thu nhập khá hấp dẫn so với tiền công đi làm thuê.
Cũng như cây ươi, chiều cao của xay rừng từ 25-30m. Vì vậy để thu hoạch, người dân thường mang sào dài, đập cho trái rụng xuống rồi lượm vào bao; trèo lên chặt cành xuống, thậm chí đốn hạ cả cây để hái quả. Theo nhận định của một số già làng ở huyện Sơn Hà, thì xay rừng năm nay cũng được mùa. Mùa xay chín rộ nhất thường bắt đầu vào giữa tháng 7 và kéo dài đến đầu tháng 9.
Ông Tạ Tiến- Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Sơn Hà cho biết: Để tránh tình trạng chặt phá để thu hoạch như cây ươi vừa rồi, kiểm lâm huyện đã phối hợp với chính quyền các xã, đặc biệt là Sơn Kỳ để tuần tra, ngăn chặn và xử lý các trường hợp đốn hạ cả cây để thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Gần 90% nông dân trồng khoai phải đi mua dây khoai lang giống, còn lại tự sản xuất hoặc trao đổi với nhau. Điều này đã làm cho nhiều giống khoai bị thoái hóa, năng suất và chất lượng đạt thấp.

13 hộ trong THT nuôi cá lóc ở ấp Mái Dầm, xã Phú Thành, huyện Trà Ôn hết sức phấn khởi vì sản phẩm của họ đã được bao tiêu thu mua ổn định. Trung bình mỗi ngày, THT giao cho siêu thị Metro tại TP Cần Thơ khoảng 200 kg, tuy không nhiều so với sản lượng cả tổ đã nuôi được, nhưng nhờ giá cả ổn định ở mức khá, và có hợp đồng lâu dài nên bà con yên tâm sản xuất.

Mùa bắt tôm hùm giống đã vào chính vụ từ hơn 2 tháng nay, nhưng lượng tôm giống bắt được ít hơn so với mọi năm. Việc khan hiếm tôm hùm giống không chỉ là nỗi buồn của những ngư dân làm nghề săn tôm hùm giống, mà còn gây không ít khó khăn cho những người nuôi loài đặc sản này…

Với giá bán hiện nay, được khoảng 24 triệu đồng. Nếu trừ chi phí: giống, tiền cày, tiền công thu hoạch, máy bung bắp... hết 13 triệu đồng thì số còn lại xem như đủ tiền công của hai vợ chồng làm gần 4 tháng. Điều may cho anh Ngọc là đất của anh được miễn 100% thủy lợi phí nên chưa tới phải lỗ trong vụ bắp này.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), hai cây trồng chủ lực của huyện là bưởi và xoài đang phát triển nhanh về diện tích.