Trái Xay Rừng Vào Vụ Thu Hoạch

Gần cuối tháng 7, sau khi vụ thu hoạch trái ươi rừng kết thúc; nhiều người dân miền núi Sơn Hà, Sơn Tây lại tiếp tục kéo nhau vào núi để thu hoạch trái xay.
Với giá xay được mua hiện từ 30.000-35.000 đồng/kg, hàng trăm người dân 2 địa phương trên có thể thu về từ loại lâm sản này từ 250.000-300.000 đồng/ngày/người, một mức thu nhập khá hấp dẫn so với tiền công đi làm thuê.
Cũng như cây ươi, chiều cao của xay rừng từ 25-30m. Vì vậy để thu hoạch, người dân thường mang sào dài, đập cho trái rụng xuống rồi lượm vào bao; trèo lên chặt cành xuống, thậm chí đốn hạ cả cây để hái quả. Theo nhận định của một số già làng ở huyện Sơn Hà, thì xay rừng năm nay cũng được mùa. Mùa xay chín rộ nhất thường bắt đầu vào giữa tháng 7 và kéo dài đến đầu tháng 9.
Ông Tạ Tiến- Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Sơn Hà cho biết: Để tránh tình trạng chặt phá để thu hoạch như cây ươi vừa rồi, kiểm lâm huyện đã phối hợp với chính quyền các xã, đặc biệt là Sơn Kỳ để tuần tra, ngăn chặn và xử lý các trường hợp đốn hạ cả cây để thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Một số hộ dân xã Long Kiến (Chợ Mới - An Giang) rất phấn khởi vì thu hoạch mồng tơi lấy hạt đạt năng suất cao, giá cả ổn định, đem lại thu nhập khá cho nông dân.

Hơn 10 năm trước, vợ chồng anh Phạm Văn Tiến (44 tuổi) ở thôn Liên Trì 1, xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa, Phú Yên) thuộc diện khó khăn, nhưng với nghị lực vượt khó, anh không chỉ vươn lên thoát nghèo mà trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Ngày 31-3, tại Đồng Tháp, Bộ NN-PTNT tổ chức hội thảo bàn về việc triển khai thực hiện Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn”.

Diện tích cây thanh long trên địa bàn huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) hiện nay trên 180 hécta, trong đó thanh long ruột đỏ chiếm 142 hécta. Theo kế hoạch của Phòng Nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc, đến năm 2020 diện tích thanh long ruột đỏ trên toàn huyện sẽ đạt mức 1.500 hécta, rải đều trên 13 xã và thị trấn.

Vào thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang vào vụ thu hoạch dưa hấu nghịch vụ (dưa lạc hậu). Năm nay do thời tiết không thuận lợi, thường xuyên xuất hiện sương mù, sâu bệnh nên năng suất dưa tương đối thấp, mỗi công dưa khoảng 2 tấn trái, giảm 50% so với cùng kỳ.